Cô dâu, chú rể phải nín cười, giả khóc, ở bẩn trong ngày cưới

myle |

Đó là một vài trong số rất nhiều tập tục cưới hỏi truyền thống, nhằm gìn giữ hạnh phúc toàn vẹn cho đôi trẻ.

Pháp: Rượu mừng là nước từ bồn cầu

Trong truyền thống trước đây của người Pháp, sau khi lễ cưới kết thúc, bạn bè của cô dâu và chú rể sẽ thu thập tất cả đồ ăn thừa, mẩu rác, và bất kể những gì mà họ cho là bẩn thỉu, rồi đem trộn với nước trong bồn vệ sinh, sau đó bắt cô dâu chú rể phải uống chúng để hóa giải mọi đen đủi.

Ngày nay, thứ đồ uống đó được thay thế bằng sô-cô-la, tuy nhiên thứ màu nâu của sô-cô-la vẫn cho họ cảm giác như thứ thức uống từ bồn vệ sinh kia.

co-dau-chu-re-phai-nin-cuoi-gia-khoc-o-ban-trong-ngay-cuoi

Công Gô: Khi cưới cấm được cười

Ở Công gô, cô dâu, chú rể hẳn phải sợ nhất sự xuất hiện và pha trò của diễn viên hài. Bởi vì ở đây, theo phong tục, để cho đám cưới được diễn ra một cách trang trọng, cô dâu chú rể không được phép hé răng cười trong suốt buổi lễ kết hôn.

co-dau-chu-re-phai-nin-cuoi-gia-khoc-o-ban-trong-ngay-cuoi

Trung Quốc: Đám cưới mặn chát vị nước mắt

Mặc dù đám cưới nào cũng thường đi kèm với nước mắt, nhưng trong truyền thống của người Tujia (Trung Quốc), những giọt nước mắt này đã được nâng lên một hình thức mới hơn.

Trước đám cưới một tháng, các cô dâu người Tujia bắt đầu thút thít mỗi ngày một giờ. Mười ngày sau đó sẽ đến lượt mẹ ruột cô dâu, và mười ngày sau nữa lại đến bà của cô dâu khóc lóc hàng ngày.

Cứ như vậy, cho đến cuối tháng, tất cả phụ nữ trong gia đình cô dâu đều thi nhau khóc bên cạnh cô dâu. Đó là bởi người Tujia coi những giọt nước mặt này là của niềm vui, mỗi người khóc theo một âm điệu khác nhau, sẽ tạo thành một bài hát mừng hôn lễ.

co-dau-chu-re-phai-nin-cuoi-gia-khoc-o-ban-trong-ngay-cuoi

Kenya: Cha nhổ bọt lên đầu và ngực con gái để chúc phúc

Nếu ai đó có cơ hội tham dự lễ cưới của người Massai sinh sống tại miền Bắc Kenya, đừng ngạc nhiên nếu như chứng kiến bố của cô dâu nhổ bọt vào đầu và ngực cô ấy. Bởi lẽ, người dân ở đây tin rằng, hành động đó của người cha chính là chúc phúc cho con gái của họ trước khi cô lên xe hoa về nhà chồng.

co-dau-chu-re-phai-nin-cuoi-gia-khoc-o-ban-trong-ngay-cuoi

Malaysia: Không dùng buồng tắm trước ngày cưới

Hãy tưởng tượng mọi thứ sẽ tồi tệ ra sao nếu như bạn bị cấm không được dùng nhà tắm trước đám cưới? Điều này có thật trong văn hóa của người Malaysia. Ít nhất 72 giờ trước khi hôn lễ bắt đầu, cả cô dâu và chú rể đều không được phép sử dụng nhà tắm. Người Malaysia thực hiện rất nghiêm túc tục lệ này, phần lớn các cặp đôi trước ngày cưới đều bị trông chừng nghiêm ngặt.

Ấn Độ: Muốn cưới chồng, phải làm vợ một cái cây

co-dau-chu-re-phai-nin-cuoi-gia-khoc-o-ban-trong-ngay-cuoi

Ở Ấn Độ, phụ nữ thường bị nghĩ là bị nguyền rủa và có khả năng làm cho chồng mình chết sớm. Để tránh được những lời nguyền rủa này, trước khi kết hôn, họ phải cưới một cái … cây làm chồng trước. Cái cây này sau đó sẽ bị chặt đi, và lời nguyền đó cũng được cho rằng sẽ bị phá vỡ.

Pháp: Đêm tân hôn cũng không được yên

Người Pháp cũng có phong tục rất kỳ thú sau lễ cưới, được gọi là tục Chiverie. Sau khi hoàn tất các nghi lễ trong ngày cưới, cặp vợ chồng trẻ chuẩn bị nghỉ ngơi cho đêm tân hôn, và đây mới là lúc hai bên gia đình bắt đầu “hành động”.

Hầu hết các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tụ họp, chuẩn bị xoong nồi, chảo, kèn…và bắt đầu khua ầm ĩ trước cửa phòng tân hôn, mục đích là khiến cho đôi trẻ không thể động phòng. Khi nghe tiếng ầm ĩ, cô dâu chú rể phải chạy ra khỏi phòng cưới, và nếu như muốn quay lại buồng tân hôn để có được giấc ngủ ngon lành, họ phải “cống nạp” và “lấy lòng” hai gia đình bằng thật nhiều đồ ăn ngon.

Mông cổ: Xem gan gà, định ngày lành tháng tốt

Một nhóm người Daur sống ở vùng Mông Cổ (Trung Quốc) cũng có phong tục cưới gả rất lạ lùng. Để có thể định được ngày lành tháng tốt cho đám cưới, những cặp vợ chồng tương lai phải cùng nhau cầm dao giết một chú gà con. Sau đó, họ tiếp tục mổ bụng con gà và kiểm tra lá gan của nó.

Nếu lá gan đó nhìn còn tốt thì coi như họ đã được phép định ngày tốt cho lễ thành hôn. Còn không, họ sẽ phải tiếp tục làm như vậy cho tới khi tìm được một lá gan ưng ý.

Đảo Java: Phí đăng kí kết hôn tính bằng... đuôi chuột

Tại hầu hết các quốc gia của đảo Java, các cặp vợ chồng, nếu muốn cưới nhau đều phải chi trả cho ngân sách địa phương một khoản lệ phí. Tuy nhiên, khoản lệ phí này không được tính bằng tiền mặt, mà bằng một thứ kì lạ, đó là những chiếc đuôi chuột. 25 chiếc đuôi chuột.

co-dau-chu-re-phai-nin-cuoi-gia-khoc-o-ban-trong-ngay-cuoi

Thụy điển: Đi giày chứa tiền xu

Một phong tục cổ mà người Thụy Điển vẫn lưu truyền cho tới ngày hôm nay: Trong ngày cưới, cô dâu phải mang những đồng xu trong giày. Một đồng xu bằng bạc do cha cô tặng được cho vào trong giày trái trong khi đồng xu bằng vàng của mẹ cô cho được mang vào trong giày phải. Phong tục này hàm ý rằng, bố mẹ sẽ luôn sát cánh bên cô dâu dù có đi đâu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại