Giới thiệu về bộ ảnh của mình, ông Macksey viết:
Ở Việt Nam hiện có 22 ngôi làng với gần 3.600 bệnh nhân tàn tật do mắc phong đang được chăm sóc sau khi điều trị. Ngôi làng lâu đời nhất trong số đó là làng Văn Môn, thành phố Thái Bình, miền Bắc Việt Nam.
Làng Vân Môn được thành lập từ những năm 1900 và hiện có 400 cư dân sinh sống. Họ là những người còn sống sót sau cả một thời kì chiến tranh, chết chóc và áp bức. Họ bị cách li, bị gia đình và thế giới bên ngoài bỏ quên.... Radio và TV là thứ duy nhất giúp họ biết được điều gì đang xảy ra bên ngoài ngôi làng mình đang sống.
Bà Thúy, một cư dân của làng phong Văn Môn rửa rau ở một hồ nước trong làng.
Ông Tuấn đi bộ tới bệnh viện để kiểm tra mắt. Người đàn ông 78 tuổi này đã ở làng này từ khi còn là một chàng thanh niên 22 tuổi.
Ông Phát ngồi trước cửa căn nhà của mình. Cũng giống như nhiều cư dân khác của ngôi làng này, ông đã sống gần như cả đời ở đây. Không có gia đình bên cạnh là lí do khiến cho ông thường xuyên cảm thấy đau buồn.
Ông Trương đang được các bác sĩ ở bệnh viện địa phương kiểm tra định kì hàng tháng.
Ông Bop đang được y tá của một bệnh viện địa phương tiêm thuốc.
Ông Bình và một buổi tắm ngoài trời. Đây là cách mà những y tá thường tắm cho các bệnh nhân của mình: Đặt họ lên xe lăn, cởi quần áo và đưa họ tới gần một bể nước công cộng.
Ông Phú, 83 tuổi, và khu vườn nhỏ giữa những cây chuối. Năm 18 tuổi, ông Phú đã bị mất một chân và gần như tất cả các ngón tay chỉ vì bệnh phong.
Hai người dân của ngôi làng phong đang phân chia các suất thịt cho từng người.
Những phút tĩnh lặng của bà Mai bên cửa chùa. Bên cạnh bà là chiếc chân giả của những người vào bên trong lễ chùa đã bỏ lại bên ngoài. Đây là nơi mà đa số những cư dân của làng để tìm tới cúng bái, cũng là nơi họ thường xuyên gặp gỡ và trò chuyện với nhau.
Bà Nguyễn Mỹ Linh vừa cầu khấn, vừa lần tràng hạt trong ngôi chùa của làng.