Từ thời cổ đại cho đến giữa thế kỷ 16 sau CN, thầy phù thủy luôn đồng nghĩa với nhà thông thái hiền triết. Sau đó, sự hiền triết bị phai mờ đi, thầy phù thủy chỉ còn là người có phép thuật.
Thầy phù thủy là nhân vật thường thấy trong những câu chuyện cổ tích, có xuất xứ từ nhiều nơi khác nhau và sống trong những thời kỳ khác nhau.
Trong các câu chuyện cổ tích, thầy phù thủy được nhận diện qua phép thuật không chỉ những nhân vật “một chiều”, mà thầy phù thủy có nhiều vai trò khác nhau, như: nhân vật chính, nhân vật phản diện, nhân vật chính diện…
Thầy phù thủy Ai Cập cổ đại
Trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, có bộ truyện về các thầy phù thủy tên là Westcar Papyrus. Bộ truyện gồm 5 câu chuyện, nhưng chỉ có câu chuyện đầu tiên được lưu truyền lại.
Văn bản ghi bộ truyện Westcar Papyrus đang được trưng bày trong bảo tàng Ägyptisches tại Berlin, Đức.
Người ta cho rằng bộ truyện được sáng tác vào giai đoạn giữa thời kỳ cổ đại. Những câu chuyện được viết ở dạng “nhiều câu chuyện nằm trong một câu chuyện”.
Westcar Papyrus là một câu chuyện gồm mấy câu chuyện ma thuật kể về triều đình Khufu. 1/3 âu chuyện kể về nhân vật Dedi sống dưới triều Khufu. Dedi là phù thủy có phép thuật gắn đầu động vật bị chém trở lại thân mình như cũ.
Thầy phù thủy “chim cắt Nhật Bản”
Thầy phù thủy Abe no Seimei phục sự triều đình, thường được gọi là “chim cắt Nhật Bản”. Abe no Seimei là nhân vật lịch sử sống vào cuối thế kỷ 10 và đầu thế kỷ 11 sau CN. Ông theo môn phái Onmyoji (sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên và thuyết huyền bí).
Tranh chân dung thầy phù thủy Abe no Seimei.
Thầy phù thủy Abe no Seimei biết đọc thần chú xua đuổi ma quỷ và tiên đoán tương lai. Sau khi ông qua đời, xuất hiện một số truyền thuyết làm ông càng trở nên nổi tiếng.
Như có truyền thuyết cho rằng ông là người lai cáo vì mẹ ông mang linh hồn cáo. Ông có thể điều khiển yêu tinh.
Các thầy phù thủy độc ác
Không phải tất cả thầy phù thủy đều có danh tiếng tốt như Abe no Seimei hay các thầy phù thủy Ai Cập trong truyện Westcar Papyrus.
Nhất là các thầy phù thủy xuất xứ từ những thế lực đen tối, như thánh Cyprian.
Thánh Cyprian.
Theo cuốn Truyền thuyết vàng (tập hợp tiểu sử các vị thánh). Thánh Cyprian là phù thủy ngoại đạo.
Để có được tình yêu trinh trắng gọi là Justina (yêu chính mình hoặc yêu người đàn ông tên là Acladius, thánh Cyprian phải nhờ đến ma quỷ.
Thánh Cyprian và ma quỷ.
Nhưng ma quỷ đã không tuân theo khi mụ ta ra dấu chữ thập và mụ nhận ra Chúa có sức mạnh hơn ma quỷ. Cyprian từ bỏ tội lỗi trước đây, đi theo Chúa, sau đó được phong Thánh.
Cyprian và Justina bị hành xác.
Trong truyện “1001 đêm” cũng có các thầy phù thủy. Trong đó có một số thầy phù thủy ác. Trong truyện Aladdin có thầy phù thủy da đen nổi danh hơn đong vai kẻ ác giúp Aladdin có được cây đèn thần.
Ít người biết rằng sau đó Aladdin giết thầy phù thủy. Anh trai của thầy phù thủy (cũng là đồng nghiệp) đã muốn trả thù.
Aladdin bị mắc trong hang ma thuật.
Không ai nói đến phép thuật của hai thầy phù thủy này, trừ chi tiết thầy thứ hai gọi hồn thầy thứ nhất.
Nguồn: Ancient-origins