Những hình ảnh đang suy ngẫm về phụ nữ khắp năm châu

(Soha.vn) - Vẫn còn rất nhiều người phụ nữ đang phải chịu đựng cảnh bạo lực, ngược đãi, bất công hay phân biệt về giới tính.

Phụ nữ là một nửa thế giới và họ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống này. Phụ nữ cũng phải gánh vác những trách nhiệm nặng nề không kém đàn ông như sinh đẻ, chăm sóc gia đình, con cái… Họ đáng nhận được sự tôn trọng và trân trọng từ phái mạnh.

Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người phụ nữ đang phải chịu đựng cảnh bạo lực, ngược đãi, bất công hay phân biệt về giới tính. Hy vọng là trong tương lai điều này sẽ sớm được cải thiện để phụ nữ được hạnh phúc hơn.

[IMG]

Một người phụ nữ tham gia biểu tình cố gắng phá vỡ
hàng rào bảo vệ của cảnh sát chống bạo động khi nhóm của cô đang đến gần
hơn sứ quán Mỹ ở Manila, Phillippines, vào ngày quốc tế phụ nữ
08/03/2013. Hàng ngàn phụ nữ Phillippines đã kỷ niệm ngày 08/03 với
những lời kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

 

[IMG]
Top 14 phụ nữ đang làm lãnh đạo chính phủ một quốc gia. Từ hàng trên, bên trái sang, và xếp theo thời gian đương nhiệm: Angela Merkel – thủ tướng Đức, Elen Johnson Sirleaf – tổng thống Liberia, Cristina Fernandez de Kirchner – tổng thống Argentina, Hasina Wazed – thủ tưởng Bangladesh, Johanna Sigurdardottir – thủ tướng Iceland, Laura Chinchilla – tổng thống Costa Rica, Kamla Persad-Bissessar – thủ tướng Trinidad và Tobago, Julia Gillard – thủ tướng Australia, Dilma Rousseff – tổng thống Brazil, Yingluck Shinawatra – thủ tướng Thái Lan, Helle Thong-Schmidt – thủ tướng Đan Mạch, Portia Simpson-Miller – thủ tướng Jamaica, Joyce Banda – tổng thống Malawi và Park Geun-hye – tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc.
[IMG]
Diêm dân Ấn Độ Walbai Ayyubbhai, 70 tuổi, kiểm tra những răng cưa trên chiếc cào mũi tại một cánh đồng muối ở vùng Santalpur, thuộc Little Rann, Kutch, Ấn Độ, 07/03/2013. Phụ nữ luôn phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn so với đàn ông, và tình trạng khủng khoảng của nền kinh tế thế giới càng làm cho tỉ lệ đó trở nên chênh lệch hơn, theo tổ chức lao động quốc tế công bố vào tháng 12/2012.
[IMG]
Hai nữ lính hải quân mới nhập ngũ Princesse Aldrete (trái) và Genisis Ordonez (phải) đứng trong hàng ngũ khi tham gia buổi tập chiến đấu giáp lá cà tại nơi đóng quân ở MCRD Parris Island, Nam Carolina, 27/02/2013.
[IMG]
Một cô gái mại dâm nói chuyện với một người đàn ông nói chuyện với nhau bên ngoài một khách sạn ở khu phố đèn đỏ Geylang, Singapore, 08/02/2013.
[IMG]
Một phụ nữ bước ngang qua tấm áp phích lớn ngoài trời in hình người mẫu Australia Miranda Kerr ở Mumbai, Ấn Độ, 08/02/2013.
[IMG]
Hai tuyển thủ bóng rổ của đội Maryland là Chloe Pavlech (phải) và Sequoia Austin ăn mừng sau khi Austin ghi điểm ở hiệp đấu thứ hai tại trận đấu bóng rổ gặp đội Wake Forest thuộc giải bóng rổ trường đại học NCAA, tại College Park, Maryland, 03/03/2013.
[IMG]
Một cảnh vệ của Đơn vị bảo vệ quốc gia (National Protection Unit – NPU) mặc áo giáp chống đạn trước một buổi tập bắn ở gần Bogota, Colombia, 01/03/2013.
[IMG]
Một cô gái hô to khẩu hiệu khi đi biểu tình phản đối tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, tại buổi bế mạc tại Hội nghị quốc gia về phụ nữ nông thôn ở Brasilia, Brazil, 21/02/2013.
[IMG]
Phụ nữ Pakistan nấu ăn cho gia đình trong một căn nhà lụp xụp tại một khu ổ chuột ở Islamabad, Pakistan, 04/03/2013.
[IMG]
Một người mẫu đang được trang điểm sau sân khấu tại Tuần lễ thời trang Mercedes-Benz ở Madrid, 20/02/2013.
[IMG]
Phóng viên chụp ảnh và quay phim một cô người mẫu đang trình diễn một thiết kế mới của nhà thiết kế người Pháp Barbara Bui trong buổi trình diễn thời trang Thu-Đông dành cho phụ nữ thuộc Tuần lễ thời trang Paris, 28/02/2013.
[IMG]
Các nữ công nhân Ấn Độ kéo dây cáp điện cho một công ty điện lực ở Ahmadabad, Ấn Độ, 08/03/2013.
[IMG]
Các nhân viên cảnh sát tham gia một buổi diễu binh nhân kỷ niệm 183 năm thành lập lực lượng cảnh sát Uruguay, tại thủ đô Montevideo, 18/12/2012.
[IMG]
Nữ sinh Pakistan Malala Yousufzai (giữa) vẫy tay chào các y tá khi cô được cho xuất viện tại bệnh viện The Queen Elizabeth ở Birmingham, 04/01/2013. Cô gái 15 tuổi này đã bị bắn vào đầu bởi phiến quân Taliban và được đưa đến Anh để chữa trị, vì cô cần được phẫu thuật tái tạo lại xương sọ.
[IMG]
Chandani, 22 tuổi, làm việc lái xe cho một tổ chức xã hội với mục đích mang lại dịch vụ vận chuyển an toàn và đảm bảo cho phụ nữ, lái bởi phụ nữ, ngồi trong xe của cô trên một con phố ở New Delhi, Ấn Độ, 13/01/2013. Chandani cho biết, nhu cầu cho dịch vụ xe an toàn này đã tăng nhanh sau khi một nữ sinh viên y khoa 23 tuổi bị cưỡng hiếp ở New Delhi. Cô Chandani đã làm nghề này được 4 năm và cô phải làm ca đêm, việc này đem lại nhiều bất tiện đối với một phụ nữ như cô. Cô mang theo bình xịt hơi cay và được huấn luyện để có thể tự vệ.
[IMG]
Cảnh sát chống bạo động bắt giữ một phụ nữ thuộc nhóm hoạt động vì nữ quyền Femen trước trụ sở hội đồng liên minh châu Âu trong một cuộc biểu tình phản đối chuyến viếng thăm của tổng thống Nga Vladimir Putin ở Brussels, 21/12/2012.
[IMG]
Một bé gái Ấn Độ đạp xe kéo chở rau quả với sự trợ giúp của cha từ phía sau ở ngoại ô New Delhi, 07/03/2013.
[IMG]
Các tù nhân khiêu vũ để phản đối tình trạng bạo lực đối với phụ nữ khi họ tham gia sự kiện One Billion Rising tại nhà tù số 5 San Francisco, ở San Bruno, California, 14/02/2013.
[IMG]
Phụ nữ Masaai xếp hàng để bầu cử tại một cuộc tổng tuyển cử ở Kumpa, Kenya, 04/03/2013.
[IMG]
Hình ảnh một nữ binh sĩ của Triều Tiên dẫn đội pháo binh tấn công tàu trên biển được chiếu trên một màn hình lớn phía sau các ca sĩ và dàn nhạc Unhasu Orchestra trong một buổi hoà nhạc nhân ngày quốc tế phụ nữ ở Bình Nhưỡng, 08/03/2013.
[IMG]
Zahraa, một phụ nữ Iraq phải rời bỏ đất nước, tham dự một sự kiện được tổ chức bởi tổ chức Medecins San Frontieres (Bác sĩ không biên giới), tại một bệnh viện ở Amman Jordan, 07/03/2013.
[IMG]
Sakiba Covic (trái) và Semsa Hadzo ngồi chờ thang máy trong một mỏ than ở Breza, 05/03/2013. Covic và Hadzo là người phụ nữ duy nhất làm nghề thợ mỏ trên toàn lãnh thổ Bosnia và Herzegovina. Công việc của họ là thực hiện các đo đạc hàng ngày về không khí, khí gas và giám sát an toàn chung của khu mỏ.
[IMG]
Bushra, người tị nạn thứ một triệu rời Syria đăng ký ở Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR), ẵm cô con gái trên tay trong một căn phòng nhỏ được thuê bởi người chồng đang mất tích tại một khu dân cư nghèo ở Tripoli, 07/03/2013.
[IMG]
Hai thành viên nữ người Kurd thuộc đơn vị Popular Protection Units đứng bảo vệ tại một chốt kiểm soát gần thành phố Qamishli, Syria, 03/03/2013.
[IMG]
Những người biểu tình thực hiện một trò chơi đường phố về nạn cưỡng hiếp trong một cuộc biểu tình gần toà nghị viện Ấn Độ, ở New Delhi, 21/02/2013.
[IMG]
Cô Bintou Samake trồng đậu trong lúc địu cậu con trai Mahamadou trên lưng trên cánh đồng ở Heremakono, Mali, 22/01/2013.
[IMG]
Ca sĩ người Mông Cổ Gennie, 26 tuổi, một diễn viên trong bộ phim tài liệu “Mongolian Bling” chụp ảnh tại một khu vực bị bỏ hoang. Văn hoá rap và hip-hop đang giúp thanh niên Mông Cổ thể hiện những áp lực trong việc đối phó với tình trạng đô thị hoá. “Mongolian Bling”, một bộ phim tài liệu dài 90 phút của đạo diễn người Australia Benj Binks, cho thấy cách mà hip-hop trở thành một phương tiện phổ biến của việc giải toả những căng thẳng của quốc gia.
[IMG]
Các nữ lính biệt động bán quân sự lắng nghe người chỉ huy khi họ tập luyện tại khu trại của họ thuộc tỉnh Yala, miền Nam Thái Lan, 07/03/2013.
[IMG]
Cô Sabine Heinrich, 36 tuổi, đang mang thai, đứng trong phòng khách nhà cô ở Eichenau, Đức, 12/12/2012.
[IMG]
Cô Titilope Oluwaseyilayo tốt nghiệp đại học kỹ thuật tạo dáng để chụp ảnh trước nhà cô ở ngoại ô quận Shomolu, Lagos, Nigeria, 19/10/2012.
[IMG]
Một cô gái lái xe mô phỏng tại một trường dạy lái xe ở Sanaa, Yemen, 05/03/2013. Đấu tranh để có thể thực hiện mơ ước trong một xã hội bảo thủ, ngày càng nhiều phụ nữ Yemen đi học lái xe.
[IMG]
Một cô gái tham gia tập luyện ở CLB Boxgirls Berling, 06/03/2013. Boxgirls Berlin là một thành viên của tổ chức Boxgirls International, hỗ trợ phụ nữ sử dụng các chương trình boxing như là một chất xúc tác cho các thay đổi về xã hội trong thành phố của họ với khẩu hiệu là “Các cô gái khoẻ mạnh, bảo vệ cộng đồng và hỗ trợ quyền của phụ nữ.”
[IMG]
Một bà goá chụp ảnh bên trong căn phòng của bà ở khu trại Meera Sahavagini, tại thị trấn hành hương Vrindavan, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ, 06/03/2013. Hàng trăm các goá phụ đã bị các thành viên gia đình bỏ rơi, sống trong các khu trại do tổ chức phi chính phủ Sulabh International điều hành. Ở Ấn Độ, khi một người đàn qua đời, theo truyền thống các bà goá phụ phải từ bỏ tất cả những niềm vui trần tục, như là mặc đồ sặc sỡ hay trang điểm, và có thể phải đối mặt với những phân biệt về mặt xã hội. Tổ chức Sulabh International làm việc để mang đến cho các goá phụ bị bỏ rơi giáo dục, y tế và nghề nghiệp.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại