Nếu không tận mắt thưởng ngoạn những tấm ảnh này, chắc tôi chẳng bao giờ tin vùng hoang mạc với hai màu chủ đạo xanh và trắng có thể đẹp lạ lùng đến thế. Chắc NASA cũng ít nhiều nghĩ vậy, khi họ khởi động chiến dịch Ice Bridge, chụp lại Nam Cực từ trên cao để phục vụ mục đích lưu trữ và nghiên cứu.
Tại sao họ phải phải cố gắng làm vậy? Vì băng ở Cực đang trải qua giai đoạn sóng gió: biến đổi khí hậu khiến khí quyển và nước biển ấm lên nhiều, bang tan chảy ra là vì lẽ đó. Và lượng băng tại Nam Cực lớn tới mức nếu chúng tan hết, nước biển sẽ dâng 60 mét, đe dọa nhấn chìm các thành phố ven biển và đồng thời, ta cũng sẽ mất đi vẻ đẹp ngàn năm của băng ở cả Bắc và Nam Cực.
Dưới đây là những hình ảnh tuyệt vời về hoang mạc trắng ở cực Nam của Trái Đất. Cố gắng lưu giữ lấy khoảnh khắc đẹp này đi bạn, bởi với đà này, vài chục năm nữa là băng sẽ vào “sách đỏ” cho xem.
Ảnh chụp từ trên không, khi đoàn nghiên cứu bay trên vùng Wilkes và vịnh Porpoise.
Sông băng ở miền Đông của Nam Cực.
Sông băng Denman
Sông băng Scott.
Một tảng băng khổng lồ bị nứt và tách ra khỏi Nam Cực. Theo lời NASA, những vách băng này cao tới hơn 100 mét.
Đây là Đỉnh Thompson, bị bao hai bên bởi sông băng Nam Cực.
Vỉa băng Cook tiếp giáp với biển cả tại điểm này đây.
Kết thúc bằng một hình ảnh, đúng hơn là một biểu đồ đáng suy ngẫm: Nam cực đã mất 3 nghìn tỷ tấn băng tính từ đầu thập niên 90 tới nay, và trong khoảng thời gian đó, nước biển cũng dang dần dâng lên.
Bạn có thể ảnh tại tài khoản Twitter chính thức của chiến dịch Ice Bridge.