Thành phố này đang tuyển 1.000 người cho một chiến dịch có tên là Saverlife, trong đó mỗi người tham gia sẽ nhận được 60 USD nếu như họ tiết kiệm được 20 USD/tháng trong suốt 6 tháng. Người tham gia sẽ kết nối tài khoản ngân hàng của mình với Saverlife để tổ chức này có thể giám sát hoạt động của họ. Như vậy, tính ra mỗi tháng họ được thưởng 10 USD và sẽ nhận toàn bộ số tiền 60 USD này sau khi hoàn tất 6 tháng thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
Chương trình này hiện dành cho bất kỳ cá nhân nào từ 18 tuổi trở lên đang sống trong vùng Bay Area của San Francisco, nhưng mục đích là nhằm để giúp những hộ gia đình thuộc diện nghèo nhất tạo được một quỹ dự phòng tài chính khiêm tốn, Leigh Phillips, CEO của EARN, nhà cung cấp “tiết kiệm vi mô” phi lợi nhuận đang hợp tác với thành phố này để tạo ra Saverlife, cho biết.
San Francisco là một trong những thành phố đắt đỏ nhất ở nước Mỹ. Một phân tích gần đây cho thấy rằng cần phải có ít nhất 110.357 USD/năm mới sống “thoải mái” được ở đây. So với toàn quốc, khoảng 47% gia đình ở San Francisco ở trong tình trạng thiếu an toàn về mặt tài chính, nghĩa là họ không có khoản tiết kiệm ít nhất 2.000 USD, một nghiên cứu gần đây của nhóm chuyên gia tại Urban Institute ở Washington, cho thấy.
Dĩ nhiên, đó là tin không vui cho họ, nhưng cũng làm mất đi sự ổn định của toàn cộng đồng, Phillips nói. “Không có bất kỳ sự ổn định tài chính cơ bản nào là điều khiến cho họ bị đuổi ra khỏi nhà khi mất việc làm. Mọi kế hoạch đều tiêu tan nếu họ bị mất việc”, Phillips nói thêm.
Tài chính không ổn định của một gia đình có thể dẫn tới những vụ tịch thu nhà và các khoản thuế bất động sản cũng như các hóa đơn của những dịch vụ cơ bản không thanh toán được, tạo nên những vấn đề “đắt giá” cho cả thành phố như tình trạng vô gia cư, mất nguồn thu thuế từ bất động sản và không đủ nguồn thu từ các dịch vụ cơ bản để trang trải cho cơ sở hạ tầng. Tóm lại, theo Urban Institute, sự mất ổn định tài chính của các hộ gia đình ở San Francisco cuối cùng khiến cho chính quyền thành phố mất 24 – 54 triệu USD mỗi năm.
Ngoài sự khuyến khích bằng tiền mặt – do những người hiến tặng cá nhân và các nhà tài trợ doanh nghiệp cung cấp, chứ không phải là lấy từ tiền thu thuế - những người tham gia chiến dịch Saverlife cũng nhận được những hướng dẫn tài chính hàng tuần.
Saverlife ra đời nhằm mục đích làm cho việc tiết kiệm tiền càng dễ càng tốt. Nó không nhất thiết phải mang ý nghĩa tiết kiệm cho một giấc mơ xa với nào đó hay tạo ra một khoản tiền mà bạn không bao giờ được phép đụng tới, Amanda Fried, giám đốc chính sách và truyền thông của Sở tài chính San Francisco, nói.
“Đó là về chuyện giảm hậu quả cho các tình huống khẩn cấp trong cuộc sống. Những gì chúng ta thấy được là các mục tiêu lớn thỉnh thoảng khiến mọi người hiểu sai việc tiết kiệm những số tiền nhỏ. Nếu bạn đang có vấn đề với tiền thuê nhà, thì tiết kiệm cho quãng thời gian hưu trí là một chuyên nực cười. Thật sự những gì chúng ta thấy là mọi người cần những khoản dự trữ nhỏ này để vượt qua những lúc bị giảm thu nhập”.
“Và việc tiết kiệm những khoản tiền nhỏ thậm chí có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Các gia đình mà có thể cùng nhau để dành được từ 250 đền 749 USD thì ít có thể bị đuổi ra khỏi nhà, bỏ lỡ một đợt thanh toán tiền nhà hay hóa đơn điện nước hơn, hoặc nhận trợ cấp xã hội sau khi bị mất việc, có vấn đề sức khỏe, hay bị giảm thu nhập”, một cuộc nghiên cứu hồi năm 2016 của Urban Institute cho thấy.
Một người tham gia Saverlife, anh Philip Fong, kĩ sư phần mềm bị mất việc đang phải làm đến ba việc để nuôi gia đình 5 thành viên của mình, đến nay đã tiết kiệm được 60 USD thông qua chương trình này. Tuy nhiên, anh cho rằng số tiền mình tiết kiệm được không phải là kết quả quan trọng nhất, mà là anh đã có được thói quen để dành tiền mỗi tháng.
“Đó không chỉ là chương trình này, mà nó còn là mang ý nghĩa tương lai. Thói quen đó được phát triển trong 6 tháng, vì thế bạn sẽ tiếp tục làm điều đó, và sẽ có được một hiệu quả lâu dài”, anh nói.