"Sau chiến dịch Syria, khách hàng nước ngoài tiềm năng xếp hàng đợi đến lượt. Hoàn toàn nghiêm túc. Sau khi chứng minh tính hiệu quả của vũ khí, mọi người đều nhận ra rằng đó không phải là trò đùa", ông Rakhmanov nói với các phương tiện truyền thông Nga mà không nêu cụ thể những nước nào quan tâm đến sản phẩm quân sự của tập đoàn.
"Danh sách đối tác truyền thống của chúng tôi được bổ sung thêm những người có đôi chút hoài nghi nhất định về thực tế những gì mà chúng tôi có thể làm, và theo đó, đã chuyển từ thảo luận chung sang việc ký hợp đồng, thảo luận về việc mua loại vũ khí mà họ muốn, hoặc đang xem xét để mua", ông Rakhmanov kết luận.
Chuyên gia quân sự Viktor Baranets cho biết những nước nào là khách mua tiềm năng các sản phẩm quân sự của Nga.
"Theo thông tin của tôi, đó là Philippines, Malaysia, Brazil, Nicaragua. Ai cập trong thời gian gần đây cũng tỏ ra quan tâm tới các tàu chiến. Họ muốn mua tàu có thể bảo vệ tàu chở máy bay trực thăng" Mistral". Trong số các nước xếp hàng, có một quốc gia NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, muốn mua tàu khu trục và tàu hộ tống.
Nói chung, trong năm vừa qua, đặc biệt là sau sự kiện Syria, tập đơn đặt hàng không chỉ tàu chiến, mà còn cả các vũ khí khác của Nga đã có giá trị 54 tỷ USD. Để so sánh, trước đó Nga hàng năm bán ra khoảng 13-15 tỷ.
Mong muốn của nhiều nước muốn mua vũ khí hải quân Nga cho thấy rằng độ tin cậy của vũ khí hải quân chúng ta trên thế giới là rất cao", ông Victor Baranez nói.