Thảm họa kinh hoàng khiến 36.000 chim cánh cụt non chết đi, chỉ... 2 cá thể sống sót!

Hoa Hướng Dương |

Các nhà khoa học đang nỗ lực bảo vệ sự đa dạng sinh thái ở Nam Cực và thảm họa này càng khiến nỗ lực của họ phải được tăng cường hơn bao giờ hết.

Chim cánh cụt có thể xem là sinh vật khá kiên cường khi có thể tồn tại trong một môi trường lạnh giá vô cùng khắc nghiệt, thế nhưng giờ đây biến đổi khí hậu đang khiến sinh vật này đứng trước nguy cơ sụt giảm số lượng nghiêm trọng.

Thảm họa khiến chim cánh cụt sụt giảm số lượng trầm trọng

Chim cánh cụt Adélie vốn phổ biến nhất ở dọc bờ biển Nam Cực (40.000 con) đang vật lộn với chính nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm, những chim cánh cụt bố mẹ phải bơi ra xa bờ hơn, đối mặt với nguy hiểm nhiều hơn vì hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến lượng băng gần bờ giảm mạnh.

Thảm họa kinh hoàng khiến 36.000 chim cánh cụt non chết đi, chỉ... 2 cá thể sống sót! - Ảnh 1.

Một con chim cánh cụt Adélie bị chết đói tại Dumont d'Urville, tháng 1/2017. Ảnh Ropert-Couder/ CNRS/ IPEV.

Các thềm băng vốn là "vùng đất an toàn" cho không chỉ chim cánh cụt mà còn rất nhiều động vật khác ở Nam Cực, không chỉ giúp chim cánh cụt tìm thấy thức ăn dưới các tảng băng, chúng còn được an toàn trước các loài ăn thịt như gấu Bắc Cực, cá voi sát thủ, cá heo...

Khi các thềm băng biến mất hay thu hẹp diện tích, đồng nghĩa với việc nguồn thức ăn và sự an toàn của loài cánh cụt bị đe dọa, theo thống kê của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) thì có tới 18.000 cặp bố mẹ đã bị mất con của mình.

Tại vùng đất Terre Adelie, lãnh thổ của loài chim cánh cụt Adelie số lượng chim cánh cụt sơ sinh chết đã lên tới 36.000 cá thể, số chim non có thể sống được sau "thảm họa" này là... 2 cá thể!

Nguyên nhân là do nguồn thức ăn hiếm dần khiến cho các cặp chim bố mẹ phải bơi ra xa bờ, bỏ lại các con chim non bị chết rét và đói, có hàng ngàn con non đã chết và điều này cho thấy sự tác động ghê gớm mà biến đổi khí hậu đang diễn ra nơi đây.

Thảm họa kinh hoàng khiến 36.000 chim cánh cụt non chết đi, chỉ... 2 cá thể sống sót! - Ảnh 2.

Một nhóm chim cánh cụt Hoàng Đế đối mặt với một đường băng nứt gần McMurdo, Nam Cực. Ảnh National Geographic Your Shot.

Không chỉ chim cánh cụt Adélie đang là nạn nhân của biến đổi khí hậu, nhiều loài chim cánh cụt khác như chim cánh cụt Hoàng Đế cũng đối mặt với điều tương tự, xem video:

Chim cánh cụt Hoàng Đế đứng trước thảm kịch tương tự. Nguồn: Youtube/livingselfsufficient.

4 năm trước, một thảm họa tương tự cũng xảy ra với loài cánh cụt khi 20.196 cặp bố mẹ thậm chí không thể sinh ra một con non. Đây cũng là thời điểm mà số lượng băng biển giảm bất thường do sự ấm lên của khí hậu, sau đó là một đợt giảm nhiệt độ cực nhanh.

Năm 2015, khoảng 150.000 con chim cánh cụt Adélie cũng bị chết vì tảng băng khổng lồ mắc kẹt ở vịnh Commonwealth tại Nam Cực làm cho chim cánh cụt không thể tìm thấy thức ăn.

Thảm họa kinh hoàng khiến 36.000 chim cánh cụt non chết đi, chỉ... 2 cá thể sống sót! - Ảnh 4.

Chim cánh cụt giảm số lượng nghiêm trọng. Ảnh Gunter Riehle.

Nhiều chim cánh cụt non đã không thể vượt qua được đợt lạnh này và chết rét. Dẫn đầu chương trình Nam Cực của WWF - Rod Downie cho hay:

"Chim cánh cụt Adélie là một trong những loài chịu được môi trường khắc nghiệt nhất và là một trong động vật tuyệt vời nhất hành tinh chúng ta. Nhưng sự phá hủy môi trường có thể sẽ tương phản với hình ảnh phim Disney Happy Feet (2006) khi mỗi người đều có một con chim cánh cụt".

Thảm họa kinh hoàng khiến 36.000 chim cánh cụt non chết đi, chỉ... 2 cá thể sống sót! - Ảnh 5.

Hình ảnh chim cánh cụt non dưới cái lạnh khắc nghiệt ở Nam Cực. Ảnh Gunter Riehle.

Những nỗ lực, giải pháp được đưa ra...

Nhiều nỗ lực được đưa ra trước bối cảnh mà loài cánh cụt hay nhiều loài khác phải đối mặt, trong đó phải kể đến việc xây dựng các khu bảo tồn biển, một khu vực mà tại đó các nhà khoa học nỗ lực bảo vệ số lượng hay đảm bảo an toàn cho loài chim cánh cụt.

"Khu vực này đang bị tác động bởi sự thay đổi môi trường mà theo nghiên cứu của chúng tôi thì điều này có liên quan tới việc khối băng Mertz bị vỡ ra năm 2010". Nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu chim cánh cụt - Yan Ropert-Coudert cho biết.

"Khu bảo tồn biển (MPA) sẽ không thể ngăn cản sự biến đổi khí hậu nhưng có thể ngăn cản sự tác động của chúng tới các sinh vật nơi đây.

Tuần tới, 24 quốc gia tới từ liên minh châu Âu sẽ tới tham dự Công ước về Bảo tồn nguồn lợi ở biển Nam Cực (CCAMLR) tại thành phố Hobart (Úc) và vấn đề mà loài chim cánh cụt nói riêng cùng các sinh vật Nam Cực nói chung sẽ được đưa ra thảo luận.

Hy vọng rằng, loài người sẽ tìm ra giải pháp và nỗ lực chung tay để bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái nơi đấy trước khi quá muộn.

Bài viết được dịch từ nguồn: Independent.co.uk, Dailymail.co.uk, Theguardian.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại