Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết

Trang Li |

Hình thành từ cách đây 1,3 triệu năm, núi lửa Erebus được xem là "thế giới bí mật của những loài chưa được khám phá".

"Quả bom núi lửa" triệu năm

Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 1.

Được nhà thám hiểm người Anh Sir James Clark Ross phát hiện năm 1841, Erebus là một trong những núi lửa phương Nam (Nam Cực) đang hoạt động mạnh nhất nhất trên Trái Đất. Xuất hiện từ cách đây 1,3 triệu năm, Erebus hiện đang nằm trên độ cao 3.794m so với mực nước biển.

Triền núi bị bao phủ bởi băng, tuyết, sông băng, vết tích của dòng dung nham chảy xuống từ miệng núi lửa thường xuyên nhả hơi nước.

Vì ở Nam Cực nên nhiệt độ bên ngoài lạnh cắt da cắt thịt - Còn bên trong, vì là núi lửa đang hoạt động nên nhiệt độ lên đến hàng nghìn độ C. Nếu ví Erebus là một món tráng miệng thì nó sẽ giống như chiếc bánh Alaska nướng (Baked Alaska): Lạnh bên ngoài và nóng bên trong.

Đối với các nhà núi lửa học, Erebus chính xác là "quả bom núi lửa" đáng sợ, có thể phát nổ bất cứ khi nào chúng gom đủ nhiệt bên trong. Ngày 28/11/1979, thảm kịch đã xảy ra: Erebus phát nổ, giết chết 237 người.

Bí mật bên trong Erebus

Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 2.
Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 3.

Vì là núi lửa có "thâm niên" hàng triệu năm cùng tần xuất phun trào đều đặn nên Erebus được giới khoa học ví là "thế giới bí mật của những loài chưa được khám phá".

Hàng ngàn vi sinh vật rất có thể đang tồn tại bên trong những vùng đất nóng bên trong những cái hang động gần miệng núi lửa Erebus. Những sinh vật này không cần ánh sáng mặt trời, chúng lấy năng lượng từ các nguồn khác như sắt hoặc hydro để duy trì sự sống.

Hồ dung nham trên miệng núi lửa Erebus có mức nhiệt duy trì gần 1.000 độ C.

Khám phá hang sâu

Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 4.

Với mục tiêu định danh các vi sinh vật chưa từng được biết đến tại hang sâu gần miệng núi lửa Erebus ở Nam Cực, năm 2017, một nhóm các nhà khoa học gồm 8 người đã thâm nhập hang sâu, lấy các mẫu băng, đất, tuyết tại đây để tiến hành xét nghiệm. Họ hy vọng rằng những mẫu này có chứa vi sinh vật triệu năm sinh sống bên trong ngọn núi lửa.

"Thế giới" bất ngờ trong hang

Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 5.
Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 6.

Nhà vi sinh vật học Craig Cary đang thu thập những mẫu đất. đá bên dưới mái vòm xanh dương trong hang. Vì gần miệng núi lửa, nên nhiệt độ bên trong hang băng đạt tới 65 độ C, có khu vực cách xa miệng núi lửa thì nhiệt độ xuống khoảng 32 - 27 độ C.

Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 7.

"Càng vào sâu bên trong hang, các lớp băng càng mỏng dần. Đó là vì ngoài cửa hang, cái lạnh của Nam Cực khiến băng tuyết dày - càng sâu bên trong, cái nóng nghìn độ của núi lửa làm cho lớp tuyết mỏng dần đi.", nhà nghiên cứu Ceidwen Fraser cho biết.

Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 8.

Phát hiện sinh vật lạ trong hang băng

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Polar Biology, toàn đội đã thu thập được các mẫu đất lấy từ 3 núi lửa tại vùng Victoria Land của Nam Cực; và từ khu vực trong hang gần miệng núi lửa Erebus. 

Họ phát hiện, rất nhiều loại rêu, tảo, động vật chân đốt và giun tròn tại 4 địa điểm nêu trên. Kết luận này cho phép các nhà khoa học mở ra một giả thuyết rằng tại các khu vực lạnh giá nhất hoặc nóng nhất, sự sống đều tồn tại rất phong phú, đa dạng.

Điều bất ngờ là, cũng tại khu vực hang băng ở gần miệng núi lửa Erebus, họ phát hiện những mẫu DNA không thể xác định đầy đủ - có nghĩa là, trên Trái Đất từng hoặc đang tồn tại những sinh vật mà giới khoa học chưa thể biết.

Thám hiểm hang băng ở độ cao gần 4000m: Phát hiện sinh vật lạ, khoa học chưa từng biết - Ảnh 10.

Những bằng chứng này mở ra một "thế giới" mới cho các nhà khoa học. Tiếp tục nghiên cứu hang băng ở núi lửa Erebus sẽ là mục tiêu lớn cho các nhà sinh vật học để định danh nhiều loài sinh vật mới tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Bài viết sử dụng các nguồn: Newsweek, BBC

Ảnh: Carsten Peter/National Geographic Stock

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại