Thách thức tên lửa hạt nhân Iran không phải là “chuyện đùa” nếu vẫn tiếp tục

Hồng Nhung |

Phó Tư lệnh Lực lượng vệ binh cách mạng Iran Hossein Salami cảnh báo, nếu châu Âu tiếp tục thách thức Tehran thì họ sẽ tăng cường hàng loạt tên lửa với độ phóng trên 2000 km, hãng thông tấn Fars cho biết.

Pháp liên tục kêu gọi đàm phán kiên quyết với Iran về chương trình tên lửa đạn đạo nhằm tiến tới quyết định đưa Tehran ra khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015.

Phía Iran nhấn mạnh, chương trình tên lửa của họ chỉ nhằm phòng thủ và không thể tiếp tục đàm phán.

“Chúng tôi vẫn duy trì các tên lửa có độ phóng 2000 km không phải bởi vì đang thiếu công nghệ mà là chúng ta đang theo đuổi học thuyết chiến lược. Vì thế, nếu châu Âu không hề có ý định đe dọa thì Iran sẽ không tăng cường các chương trình tên lửa. Ngược lại, chúng tôi sẽ lại tăng cường hàng loạt tên lửa của mình nếu châu Âu có hành động cứng rắn với Tehran, Tướng Hossein Salami cho biết.

Người đứng đầu Lực lượng vệ binh cách mạng Iran, Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari cho biết vào tháng trước, tên lửa 2000 km có thể tấn công bất kỳ lúc nào nếu các nước vẫn có hành động khiêu khích, do đó, Iran không cần thiết phải mở rộng hơn nữa về chương trình tên lửa.

Ông Jafari cho biết, phạm vi tên lửa đạn đạo luôn tuân thủ theo những giới hạn mà Nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người đứng đầu lực lượng vũ trang đã đặt ra.

Iran liên tục thực hiện một trong số các chương trình tên lửa lớn nhất Trung Đông và một vài tên lửa có thể có tầm phóng tới Israel.

Hỗ trợ chính trị và tinh thần

Mỹ luôn cáo buộc, chính Iran đã cung cấp cho lực lượng nổi dậy Houthi tại Yemen tên lửa phóng vào Saudi Arabia vào hồi tháng 7 và kêu gọi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tiếp tục trừng phạt Tehran bởi các động thái vi phạm Nghị quyết tại LHQ.

Iran liên tục bác bỏ cáo buộc việc cung cấp tên lửa và vũ khí cho lực lượng Houthis.

“Yemen đang bị phong tỏa toàn bộ. Bằng cách nào chúng tôi có thể cung cấp tên lửa cho họ. Nếu Iran có thể hỗ trợ tên lửa đến Yemen thì điều này rất khó có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi không hề cung cấp cho họ bất kỳ loại vũ khí nào”, ông Salami nói vào ngày 25/11.

Ông Salami cho biết, lực lượng Houthis đang cố gắng tăng cường tên lửa tầm phóng xa và nâng cấp giá trị cho các loại tên lửa này đồng thời xem đây là một đột phá khoa học.

Ông Jafari, người đứng đầu Lực lượng vệ binh cách mạng Iran cho biết, Tehran chỉ trợ giúp về tinh thần và lời khuyên dành cho lực lượng Houthis mà thôi và không hề có bất kỳ hành động hỗ trợ quân sự nào.

Iran liên tục bác bỏ cáo buộc tăng cường gửi binh lính đến Syria nhằm giúp đỡ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy. Theo ông Jafari, sự hiện diện của lực lượng vệ binh cách mạng Iran đối với vấn đề này chỉ là các lời khuyên và động viên.

Giống như khẳng định của ông Jafari, ông Salami cũng cho biết, sự hỗ trợ của Iran đối với lực lượng Houthis chỉ là các khích lệ tinh thần.

Mỹ liên tục tăng cường các lệnh trừng phạt đơn phương vào Iran với cáo buộc các vụ thử tên lửa là vi phạm nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Washington cũng tiếp tục kêu gọi Tehran không nên có các hoạt động liên quan đến tên lửa mà có thể phát triển thành vũ khí hạt nhân.

Mỹ cho rằng, chương trình tên lửa của Iran đang đi ngược lại với luật quốc tế bởi vì các tên lửa đều gắn đầu đạn hạt nhân trong thời gian tới. Tuy nhiên, Iran bác bỏ việc cho rằng nước này theo đuổi các vũ khí hạt nhân và cho rằng, chương trình hạt nhân của họ chỉ triển khai vì hoạt động dân dụng.

Mỹ luẩn quẩn các đòn trừng phạt Iran

"Người Mỹ nghĩ rằng hai năm sau cuộc cách mạng [1979], trong điều kiện chiến tranh với một nước láng giềng [Iraq] – có sự ủng hộ từ 27 quốc gia, Iran và Không quân của họ chắc chắn sẽ không xoay xở được", ông Khoshcheshm nói.

"Nhưng như chúng ta có thể thấy, những tính toán của họ đã sai lầm. Điều đó cũng tương tự như hiện nay: các mục tiêu mà Hoa Kỳ muốn đạt được bằng cách thay đổi chế độ ở Tehran không thể đạt được bằng các lệnh trừng phạt và sự thiếu vắng các công ty Mỹ tại Iran. "

Có một số lệnh trừng phạt chống Iran của Mỹ vẫn còn hiệu lực, đặc biệt là những lệnh liên quan đến vũ khí và hàng không.

Nhà phân tích quân sự Seyyed Mostafa Khoshcheshm nói với Sputnik rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Tehran sau cuộc Cách mạng 1979 đã trở thành chất xúc tác cho sự phát triển công nghệ của Iran, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí và hàng không.

Chuyên gia này cho rằng, Washington sẽ không bao giờ thực thi những biện pháp trừng phạt này nếu họ biết tác động thực sự trên.

Iran đã tìm cách giải quyết vấn đề của mình: nước này đã bắt đầu thiết kế và sản xuất các phụ tùng mà họ cần thông qua kỹ thuật đảo ngược. Theo Khoshcheshm, nhiều phụ tùng cho thiết bị của Mỹ đã được sản xuất tại Iran và lắp đặt trên máy bay do Mỹ chế tạo.

Nhà bình luận chính trị này nhấn mạnh rằng do việc tiếp tục bị trừng phạt, những công nghệ này đã được phát triển hơn. Do đó, "quốc gia này, trước đây không thể sản xuất một viên đạn, đã đạt đến trình độ cao [về công nghệ], để ngay cả Hoa Kỳ hiện nay cũng phải thể hiện quan ngại đối với tên lửa Iran", ông chỉ ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại