Thạc sỹ Phạm Gia Vinh mong muốn xuất khẩu phi thuyền không gian "made in Vietnam"

T.Công |

Thông tin về chiếc "phi thuyền không gian" của thạc sỹ Phạm Gia Vinh (SN 1983, Giám đốc Công ty Đông Giang Việt Nam, trưởng nhóm chế tạo phi thuyền) được dư luận rất quan tâm.

Theo tin từ VTC News, thạc sỹ Vinh cho ra đời chiếc "phi thuyền không gian" đầu tiên năm 2014. Tháng 5/2015, phi thuyền bay thử nghiệm ở Ấn Độ và mang thành công chuột vào không gian ở độ cao 29,5km. Tháng 5/2016, phi thuyền bay thử nghiệm tại Australia.

Trong lần thử nghiệm ở Australia, phi thuyền được phóng vào môi trường cận vũ trụ ở và hoạt động ổn định ở độ cao 25km. Ở trần bay tối thiểu 28km, phi thuyền bay thử nghiệm trong bán kính 200 với thời gian 5 tiếng.

VTV cho hay, chiếc phi thuyền của nhóm anh Phạm Gia Vinh đã đưa Việt Nam vào danh sách rất ít nước có thể sản xuất phi thuyền trần bay trên 30km, trong đó có Mỹ, Pháp, Nhật Bản.

"Mục tiêu trước mắt tôi muốn hoàn thiện công nghệ bay cho thiết bị bay ở tầng bình lưu. Chúng tôi muốn là một trong những đơn vị Việt Nam đầu tiên (kết hợp với đối tác nước ngoài) đưa thiết bị lên tầng bình lưu", nguồn trên dẫn lời anh Vinh.

Thạc sỹ Phạm Gia Vinh chia sẻ, mục tiêu của anh là có thể xuất khẩu phi thuyền "made in Vietnam" ngược trở lại châu Âu.

Thạc sỹ Phạm Gia Vinh mong muốn xuất khẩu phi thuyền không gian made in Vietnam - Ảnh 1.

Ảnh cắt từ clip của VTV

Theo anh Vinh, ưu điểm vượt trội của sản phẩm này là kiểm soát được vị trí hạ cánh của khoang đổ bộ. Nhóm thiết kế có thể điều khiển thiết bị hạ cánh trong phạm vi 50 – 80km, sai số dưới 50m.

"Nếu so sánh với việc phải phóng một tàu vũ trụ, đưa vệ tinh lên thử nghiệm trong các nghiên cứu về khoa học vũ trụ thì chi phí của "phi thuyền không gian" này thấp hơn tính bằng nghìn lần. Do đó, rất phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước", anh nói trên tờ Dân trí.

Thạc sỹ Phạm Gia Vinh từng chia sẻ với tờ An ninh Thủ đô, anh sang Đức với cha mẹ từ nhỏ. Một lần, Vinh bị ngợp khi lạc vào một cửa hàng bán rất nhiều máy bay mô hình. Anh đứng say sưa ngắm máy bay mô phỏng và chợt đặt câu hỏi, tại sao mình không tự làm ra các sản phẩm đó và điều khiển cho chúng bay?

Sau 5 năm học chuyên ngành Điện, Điện tử công nghiệp - Điều khiển tự động tại Học viện Khoa học ứng dụng quốc gia Pháp, Vinh được giao đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng không của trường và được cấp chứng chỉ huấn luyện viên và bay biểu diễn.

Anh tiếp tục học thạc sỹ tại trường ĐH Paris 12 để dần dần thực hiện mơ ước về chiếc máy bay không người lái...

(Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại