Trai làng dẹp đường, rước “vua sống” ở Hà Nội

Trong lễ rước,“vua” ngồi ngất ngưởng trên kiệu, đám trai làng rước “chúa” đi trước chốc chốc lại hô vang, lắc lư kiệu để dẹp đường…

Ngày 10.2 (tức ngày 11 tháng Giêng), thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) tổ chức lễ rước vua giả (vua sống). Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công ơn của vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp vua An Dương Vương trừ yêu quái, xây thành Cổ Loa.

Tương truyền, lễ hội bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành ốc. Tương truyền, An Dương Vương được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ thành nhưng ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, thế nên thành đắp mãi không xong. Sau nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn, nên vua mới xây xong thành Cổ Loa.

Để ghi nhớ công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Hằng năm, vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. Sau này, việc đi lại khó khăn, tốn kém nên nhà vua ban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hiện nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội rước “vua giả”, còn gọi là lễ rước “vua sống” của nhân dân làng Thụỵ Lôi.

Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội), đây là nơi đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ.

Mỗi một năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai "Vua, Chúa" và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Ông Trần Văn Chương (72 tuổi) có vinh dự làm vua. Từ sáng sớm, ông đã mặc long bào tới sân đình làm lễ.

Bốn vị "quan tứ trụ triều đình" gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Đây là những cụ cao niên, có danh vọng trong làng.

Vua và các quan làm lễ tại đình làng.

Đoàn rước Chúa đi trước mở đường.

Năm nay, ông Lê Quang Hân (70 tuổi) đóng vai "Chúa". Ông cho biết, đây là may mắn và vinh hạnh của gia đình.

Kiệu "Chúa" đi trước, chốc chốc trai tráng lại hô vang để dẹp đường cho vua.

Những chú lính "nhí" theo hầu kiệu các quan.

Đoàn rước lên đền Sái.

Sau lễ tế ở Đền Sái, "Chúa" đi bộ về đền Thượng đón "Vua".

Nghi lễ tế tổ trước khi Vua giả và Chúa giả chính thức bắt đầu từ đền Sái về đình làng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại