Tết của bà mẹ Việt 13 năm ở Nhật: Không biếu tiền bố mẹ, cả Tết chỉ tốn hơn 1 triệu đồng

Minh |

Không quà cáp, biếu tặng, không đi chợ hoa… là đặc trưng khác biệt trong Tết của người Nhật so với Tết cổ truyền ở Việt Nam.

Đón Tết đơn giản, nghỉ ngơi thư giãn ở Nhật

Cô gái quê Bình Định Trần Thị Yến (sinh năm 1983, nhân viên trường Nhật ngữ ở Tokyo, YouTuber) đến nay đã có 13 năm sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Trong đó, 1 năm chị đón Tết ở Việt Nam, 1 năm ở Úc, 1 năm ở Indonesia, 10 cái Tết còn lại chị Yến đã trải nghiệm trọn vẹn tại đất nước mặt trời mọc.

Chị Yến tâm sự không khí đón Tết ở Nhật Bản có phần kém náo nhiệt hơn so với quê nhà do người Nhật không cầu kỳ trang trí hoa trong nhà...

Tết của bà mẹ Việt 13 năm ở Nhật: Không biếu tiền bố mẹ, cả Tết chỉ tốn hơn 1 triệu đồng - Ảnh 1.

Gia đình chị Yến và mẹ chồng chụp ảnh kỉ niệm Tết 2022.

Người Nhật sẽ thường chi số tiền lớn để mua sắm, đặc biệt là mua đồ ăn. Những ngày cận Tết, siêu thị thường bán các đồ ăn chế biến sẵn như Osechi, mì Soba, tôm hùm, cua, thịt bò Kobe, các loại Sashimi, Sushi trang trí bắt mắt.

Nhiều món đồ trang trí, đặc biệt là đồ ăn được bày bán ở tại siêu thị ở Nhật trong dịp Tết.

Điểm đặc biệt nhất là người Nhật được nghỉ ngơi đúng nghĩa vào dịp Tết, đồng thời họ ít hoặc không chuẩn bị quà cáp cho bố mẹ, họ hàng, ít khi lì xì. Mọi người đón Tết đơn giản bằng cách dọn nhà cửa sạch sẽ, đi siêu thị mua đồ ăn ngon hơn ngày thường, mua hoa trang trí.

"Mọi người thường có thói quen khá ấn tượng chính là viết thiệp chúc mừng năm mới có in hình con giáp năm đó, hoặc tự làm thiệp có in hình gia đình để gửi đến người thân và những người đã giúp đỡ mình. Năm nào nhà mình cũng nhận được rất nhiều thiệp chúc Tết, mỗi câu chữ được viết trên thiệp đọc rất xúc động bởi người viết đã dồn tình cảm để gửi tặng nênmọi người cảm thấyrất vui", chị Yến hào hứng chia sẻ.

Mẹ chồng mua đồ ăn đón Tết khoảng 30 triệu đồng

Nếu như thời độc thân, chị Yến cùng bạn qua siêu thị mua hải sản, thịt nướng, mì Soba để nấu ăn, thì kể từ khi lập gia đình, bà mẹ 2 con hưởng trọn vẹn kì nghỉ Tết ở nhà chồng.

Tết của bà mẹ Việt 13 năm ở Nhật: Không biếu tiền bố mẹ, cả Tết chỉ tốn hơn 1 triệu đồng - Ảnh 3.

Hàng năm, gia đình chị Yến thường chuẩn bị vali về nhà chồng ăn Tết.

Chỉ kể: "Thường thì buổi chiều trước đêm giao thừa, gia đình mình sẽ "khăn gói" về nhà nội đón Tết. Tối giao thừa sau khi ăn cơm, cả nhà quây quần xem chương trình Kohaku (giống chương trình Gặp nhau cuối năm) đến 12h thì chúc mừng người thânrồi mới đi ngủ.

Sáng mồng 1, mẹ chồng mình chuẩn bị mâm đồ ăn đặc biệt, trưa ăn nhẹ và bữa tối ăn thật thịnh soạn, thường là món lẩu Sukiyaki cùng thịt bò cao cấp.

Mùng 2 Tết cũng vậy, ăn các món do mẹ chuẩn bị. Cả ngày, chồng mình đến nhà bạn thời tiểu học gần nhà để chúc Tết, đi chơi và đi viếng đền thần. Đến mồng 3 Tết vợ chồng và các con mới trở về nhà".

Tết của bà mẹ Việt 13 năm ở Nhật: Không biếu tiền bố mẹ, cả Tết chỉ tốn hơn 1 triệu đồng - Ảnh 4.
Tết của bà mẹ Việt 13 năm ở Nhật: Không biếu tiền bố mẹ, cả Tết chỉ tốn hơn 1 triệu đồng - Ảnh 5.
Tết của bà mẹ Việt 13 năm ở Nhật: Không biếu tiền bố mẹ, cả Tết chỉ tốn hơn 1 triệu đồng - Ảnh 6.
Tết của bà mẹ Việt 13 năm ở Nhật: Không biếu tiền bố mẹ, cả Tết chỉ tốn hơn 1 triệu đồng - Ảnh 7.

Mẹ chồng chị Yến thường tự tay chuẩn bị nhiều món ăn ngon để đãi con cháu.

Vì đặc trưng trong ngày Tết của người Nhật là không cần quà biếu, lì xì hoặc lì xì ít nên khi về nhà mẹ chồng đón Tết, chị Yến sẽ mua 1 hộp bánh sang trọng và lì xì cho cháu nhỏ khoảng 200.000 đồng. Ngoài ra, chi phí mua sắm Tết do mẹ chồng chị chuẩn bị hết.

Chị cho hay, mẹ chồng mình thường dành 30 triệu đồng để mua thực phẩm tự nấu cho ngày Tết.

Chị xúc động kể: "Mẹ chồng mình là người rất tình cảm, bà sống một mình nên mỗi dịp con cháu về thăm hay về nhà đón Tết, bà sẽ rất vui và hạnh phúc. Bà nội thường chuẩn bị các món ăn Tết truyền thống của người Nhật như Sushi, Sashimi, mì Soba… và cả thịt bò Kobe để ăn lẩu Sukiyaki. Trước đó 1 tuần bà đã lên menu cho từng bữa ăn và mua đầy đủ nguyên liệu, sơ chế những món cần thiết để con cái được nghỉ ngơi nhiều nhất và ăn nhiều món ngon".

Điểm đặc biệt trong ẩm thực Tết tại Nhật là 3 món Osechi, và mì Soba và Sushi. Osechi mang ý nghĩa thức ăn được dâng lên các vị thần, cầu mong năm mới sức khỏe và thịnh vượng đầu năm mới, mì Soba ăn vào đêm giao thừa mang ý nghĩa kéo dài tuổi thọ và vận mệnh, Sushi mang ý nghĩa chúc mừng, hoan hỉ.

Ảnh: NVCC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại