Tiêu diệt tàu chiến Trung Quốc trên biển: Đích đến của tên lửa siêu vượt âm Ấn Độ?

Anh Tú |

Nếu Ấn Độ được biên chế các tên lửa chống hạm siêu vượt âm thì đây rõ ràng sẽ là “cơn đau đầu” đối với các nhà hoạch định chiến lược của Hải quân Trung Quốc.

Ngày 7/9, Quân đội Ấn Độ đã phóng thử thành công phiên bản tên lửa siêu vượt âm đầu tiên của mình trong bối cảnh căng thẳng biên giới gia tăng với Trung Quốc.

Những tên lửa siêu vượt âm hiện đại có tốc độ gấp 6 lần vận tốc âm thanh như thế này được đánh giá sẽ góp phần gia tăng đáng kể sức mạnh của các tàu chiến Hải quân Ấn Độ nếu xảy ra một cuộc chiến tranh trong tương lai.

Tin tức truyền thông cho thấy, giữa hai quốc gia láng giềng châu Á đã liên tiếp xảy ra các vụ đụng độ ở khu vực biên giới tranh chấp, thậm chí New Delhi và Bắc Kinh còn cáo buộc lẫn nhau về vụ nổ súng cảnh cáo hôm 7/9.

Xung đột giữa hai nước trên đất liền rất có thể sẽ kéo theo những đụng độ tiềm ẩn trên biển khi Hải quân Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng ra Ấn Độ Dương.

Tiêu diệt tàu chiến Trung Quốc trên biển: Đích đến của tên lửa siêu vượt âm Ấn Độ? - Ảnh 1.

Tổ Chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phóng thử Phương tiện Thử nghiệm Công nghệ Siêu vượt âm (HSTDV) trên đảo Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển Odisha ngày 7/9/2020. Ảnh: ANI

Dòng tên lửa mà Ấn Độ phỏng thành công ngày 7/9 được gọi là Phương tiện Thử nghiệm Công nghệ Siêu vượt âm (HSTDV) do nước này tự chế tạo nội địa và sẽ được tích hợp vào các hệ thống vũ khí trong tương lai. Đây có thể là cách mà Hải quân Ấn Độ mong muốn làm đối trọng với Trung Quốc trong việc phát triển các tên lửa đạn đạo chống hạm.

HSTDV được thiết kế và chế tạo bởi Tổ Chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Phương tiện này có tầm hoạt động ngắn và không mang theo đầu đạn. Tuy nhiên, một tên lửa chống hạm sử dụng công nghệ tương tự có thể đạt tầm tấn công vài trăm dặm.

DRDO cũng chính là đơn vị đang phát triển tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos-II, một dự án liên doanh giữa Ấn Độ và Nga dựa trên mẫu tên lửa P-800 Oniks.

Tên lửa chống hạm siêu vượt âm tiêu chuẩn phải kể tới ở đây là 3M22 Zircon của Nga. Vũ khí này hiện đã được đưa vào biên chế cho các tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Nga.

BrahMos-II dường như rất giống với Zircon nhưng mức độ tương quan giữa HSTDV và Brahmos-II đến đâu thì chưa thể khẳng định chắc chắn vào thời điểm hiện tại.

Trung Quốc - đối thủ chính của Ấn Độ đang đẩy mạnh phát triển các khả năng hải quân của nước này. Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ sớm sở hữu ít nhất 3 tàu sân bay cùng rất nhiều tàu ngầm, khu trục hạm và khinh hạm.

Mặc dù Trung Quốc được cho là chưa có tên lửa chống hạm siêu vượt âm nhưng nước này lại đang triển khai các dự án vũ khí rất tiên tiến. Nhiều tàu chiến của PLAN được trang bị các tên lửa chống hạm uy lực.

Tuy nhiên, nếu Ấn Độ được biên chế các tên lửa chống hạm siêu vượt âm thì đây rõ ràng sẽ là “cơn đau đầu” với các nhà hoạch định chiến lược của Hải quân Trung Quốc.

Ấn Độ phóng thành công Phương tiện Thử nghiệm Công nghệ Siêu vượt âm (HSTDV)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại