Theo truyền thông Ukraine, Không quân Nga đã sử dụng số lượng lớn tên lửa hành trình Kh-59 cùng với máy bay không người lái cảm tử Shahed-136 trong cuộc tấn công ồ ạt.
Kh-59 tương thích với chiến đấu cơ Su-24M, Su-30, Su-34 , Su-35 và Su-57, nó có 3 biến thể chính - Kh-59, Kh-59M và Kh-59MK2 (với hai biến thể phụ), từng phiên bản sở hữu tầm phóng riêng biệt lần lượt là 45 km, lên tới 110 km và lên tới 285 km.Tên lửa cực lợi hại Kh-59 đang liên tục được sử dụng
Với tầm xa đáng kể và hệ thống dẫn đường được cải tiến, không có những thiếu sót như Kh-59 và Kh-59M, biến thể Kh-59MK2 (Kh-69) có thể là tên lửa được lựa chọn cho các cuộc tấn công chính xác trong tương lai.
Các đặc điểm cụ thể của Kh-59MK2 bao gồm chiều dài thân 4,2 mét, sải cánh 2,45 mét, trọng lượng phóng 770 kg và đầu đạn nặng 310 kg, ở dạng xuyên phá hoặc nổ mạnh.
Đáng nói là việc sử dụng động cơ TRDD-50B trong tên lửa Kh-59, đây là loại từng được sử dụng trên các tên lửa hành trình tầm xa như Kh-101 và 3M-14 Kalibr.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã sử dụng tên lửa Kh-59 nhưng ở quy mô tương đối hạn chế.
Các ví dụ bao gồm Su-57 vào giữa tháng 4/2022 đã phóng Kh-59 tại cảng Odessa và khu vực Kirovograd; ngoài ra vào tháng 3/2022, tiêm kích Su-35 đã tấn công các cơ sở dầu mỏ ở khu vực Rivne bằng tên lửa Kh-59, gây ra hậu quả đáng kể.
Do kích thước khá nhỏ (chiều dài thân là 4,2 mét so với 7,45 mét của Kh-101), tên lửa Kh-59 đặt ra nhiều thách thức trong việc đánh chặn, nhất là khi chúng thường bay ở độ cao thấp.
Ukraine đang yêu cầu NATO cung cấp thêm những hệ thống phòng không tầm thấp và radar chuyên dụng để đánh chặn Kh-59 cũng như các loại tên lửa hành trình chiến thuật khác của Nga.
Bên cạnh đó, chiến lược phòng ngự chủ động cũng được thực hiện, khi đã diễn ra cuộc tấn công nhằm vào Nhà máy Hàng không Smolensk - cơ sở sản xuất tên lửa hành trình Kh-59.
Tên lửa hành trình Kh-59 của Nga bay tầm thấp tấn công mục tiêu.