Tên lửa chống hạm Nga lên đảo tranh chấp với Nhật: TQ đã đe dọa "thánh địa" của Moscow

Hải Võ |

Truyền thông Nhật Bản đã chỉ ra một góc nhìn khác về mục tiêu của Nga khi đưa các hệ thống tên lửa chống hạm Bastion và Bal ra quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc.

Báo Asahi Shimbun của Nhật hôm 24/11 cho hay, Trung Quốc đang gấp rút khai thông tuyến hàng hải Bắc Bắc Dương, với mục đích mở đường sang Đại Tây Dương bằng cách đi qua biển Nhật Bản, biển Otkhost và Bắc Băc Dương.

Trong bối cảnh đó, chính phủ Nga và Nhật Bản bắt đầu tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Nga.

Theo dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc hội đàm cấp cao tại quê nhà Yamaguchi của ông Abe ngày 15/12 tới, khi ông Putin công du Nhật Bản.

Một trong những chủ đề của hội đàm được cho là vấn đề phòng vệ ở vùng Viễn Đông. Chính phủ hai nước cũng đang thương lượng để khôi phục lại chương trình tập huấn cứu hộ chung giữa lực lượng quân sự hai bên.

Theo Asahi, biến đổi khí hậu dẫn đến sự nóng lên của Trái đất, băng tan dần ở Bắc Băng Dương đã kéo theo vấn đề cạnh tranh quyết liệt giữa các nước về lợi ích xoay quanh nguồn tài nguyên phong phú xung quanh Bắc Cực, cũng như quyền khai thác tuyến hàng hải qua đây.

Trung Quốc cũng đã nhảy vào cuộc đua tranh tại đây.

Từ sau năm 2012, gần như hàng năm Bắc Kinh đều phái tàu phá băng Xuelong tới tuyến đường biển ở Bắc Băng Dương.

Hồi tháng 9 năm ngoái, 5 chiến hạm thuộc Hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên xuất hiện ở Biển Bering, "cửa ngõ" của Bắc Băng Dương.

Tên lửa chống hạm Nga lên đảo tranh chấp với Nhật: TQ đã đe dọa thánh địa của Moscow - Ảnh 1.

Biển Otkhost là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga, đang bị đe dọa bởi mục tiêu bành trướng về phía Bắc của Trung Quốc (Ảnh: Wikipedia)

Trong khi đó, biển Otkhost được coi là "thánh địa" mà các tàu ngầm chiến lược của Nga hoạt động. Các động thái của Bắc Kinh vài năm qua tạo thành nguy cơ mới, khiến Moscow hết sức bất an - Asahi Shimbun đánh giá.

Từ 2011 đến 2014, Nga đã tổ chức các cuộc diễn tập tên lửa trên tuyến đường biển mà tàu Xuelong của Trung Quốc đi qua, nhằm tỏ thái độ cảnh cáo.

Tháng 12/2015, Tổng thống Putin đã thông qua Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia, trong đó xác định phương châm nhằm thiết lập cả một hệ thống phòng thủ dọc bờ biển Bắc Băng Dương và vùng Viễn Đông.

Việc Nga đưa tên lửa chống hạm lên hai đảo thuộc quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc tranh chấp với Nhật Bản, cũng được cho là hành động nằm trong chiến lược kiểm soát sự bành trướng của Trung Quốc lên phía Bắc.

Phản ứng về việc triển khai tên lửa của Nga, Thủ tướng Nhật Abe gọi đây là điều "đáng tiếc".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại