Tên lửa chống hạm Harpoon xương sống của Hải quân Mỹ sẽ bị "vứt bỏ" không thương tiếc?

Ly Vy |

Vừa nhận hợp đồng bán tên lửa chống hạm mới cho các tàu tác chiến cận bờ (LCS) cũng như các khinh hạm trong tương lai của Hải quân Mỹ, Raytheon hiện đang nhắm đến mục tiêu xa hơn.

Giám đốc điều hành hàng đầu của Raytheon, ông Thomas Kennedy, nhận thấy các hợp đồng tiềm năng trị giá hàng tỷ USD trong những năm tới với dòng tên lửa chống hạm NSM, một sản phẩm liên doanh với Công ty Kongsberg (Na Uy).

"NSM là loại tên lửa mới của Tập đoàn Raytheon và mục tiêu của chúng tôi sẽ là thay thế các tên lửa chống hạm Harpoon hiện đang có trong biên chế của Hải quân Mỹ và các nước khác, cũng như thay thế các dòng tên lửa chống hạm khác trên thị trường quốc tế, điều này sẽ khiến NSM thành 1 cơ hội nhượng quyền trị giá nhiều tỷ USD," ông Kennedy nói.

Tên lửa chống hạm Harpoon xương sống của Hải quân Mỹ sẽ bị vứt bỏ không thương tiếc? - Ảnh 1.

Tên lửa chống hạm NSM phóng thử nghiệm từ tàu tác chiến cận bờ USS Coronado (LCS-4) vào ngày 23/09/2014. Nguồn: Hải quân Mỹ.

Vào tháng 06 vừa qua, Giám đốc phụ trách mảng hệ thống tên lửa của Kongsberg, ông Oeyvind Kolset nói rằng việc Hải quân Mỹ đã lựa chọn tên lửa NSM cho các tàu LCS cũng như chương trình khinh hạm tương lai (FFG(X)) đã khẳng định vị trí của dòng tên lửa này trong một thị trường tên lửa chống hạm được dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới.

Nhiều tên lửa chống hạm trên thế giới đang dần kết thúc vòng đời của nó và việc lựa chọn của Hải quân Mỹ sẽ giúp doanh số có lợi trong tương lai, ông nói. Tên lửa NSM có tầm bắn hơn 100 hải lý (hơn 180km) và có khả năng nhận dạng mục tiêu giúp hạn chế việc cần tàu cũng như máy bay phải dẫn bắn đến mục tiêu.

Và không chỉ riêng Hải quân Mỹ đang nhắm đến NSM. Lục quân Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng khi họ đang muốn can dự sâu hơn ở Thái Bình Dương đối trọng với sự gia tăng của Trung Quốc.

Vào hôm 12/07 vừa qua, Lục quân Mỹ đã phóng tên lửa NSM từ xe tải vào mục tiêu là tàu đổ bộ Racine (đã bị loại biên) trong 1 cuộc tập trận đánh chìm mục tiêu.

Việc sử dụng tên lửa này dựa trên khái niệm mà Lục quân Mỹ và Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản đang phát triển, được biết đến là "phòng thủ quần đảo".

Trong đó, sử dụng các lực lượng mặt đất để ngăn cản các lực lượng của Trung Quốc di chuyển tự do bằng việc triển khai các tên lửa chống hạm và phòng không trên khắp các chuỗi đảo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, Tập đoàn Boeing, nhà sản xuất tên lửa Harpoon không muốn bỏ lỡ cuộc đua và loại tên lửa này vừa mới trở mình lại.

Tên lửa chống hạm Harpoon xương sống của Hải quân Mỹ sẽ bị vứt bỏ không thương tiếc? - Ảnh 2.

Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ tàu tác chiến cận bờ USS Coronado (LCS-4). Nguồn: Hải quân Mỹ.

Mỹ và các nước đồng minh vừa phóng thành công 6 quả tên lửa Harpoon tại cuộc tập trận RIMPAC, bao gồm cả 1 quả tên lửa Harpoon được phóng từ tàu ngầm tấn công Olympia, đánh dấu việc lần đầu tiên loại tên lửa này được phóng từ tàu ngầm trong suốt hơn 20 năm qua, theo như thông cáo của Tập đoàn Boeing.

Máy bay P-8 của cả Mỹ và Australia đều phóng tên lửa Harpoon.

Boeing hiện đang giới thiệu mẫu tên lửa Harpoon Block II+, bao gồm hệ thống kết nối thông tin cho phép những người vận hành có thể lựa chọn lại mục tiêu cho tên lửa trong khi nó đang bay.

Hải quân Mỹ dự tính sẽ tuyên bố khả năng hoạt động ban đầu của tên lửa Harpoon Block II+ ngay trong năm nay, tuyên bố của Boeing cho biết, và ngoài ra họ còn tiết lộ việc tiếp tục phát triển một phiên bản có tầm bắn xa hơn của tên lửa Harpoon.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại