Tây Nguyên: Vì sao loạt dự án năng lượng tái tạo được các nhà đầu tư ngoại quan tâm?

Mai Chiến |

Từ 2018 đến nay, các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng đang trở thành thành một món đầu tư sinh lời cao.

Theo Cục đầu tư nước ngoài (FIA) - Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận định hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã trở nên sôi động từ cuối năm 2018 tới nay.

Lý do là, giá mua điện của các dự án điện mặt trời vận hành trước ngày 30/6/2019 theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg tương đương 9,35 US cent/kWh, cao hơn tương đối so với giá bán lẻ điện đến các hộ tiêu thụ hiện ở mức bình quân 8 UScent/kWh.

Ngay kể cả khi bán điện mặt trời trên mặt đất là 7,09 US cent/kWh, hay nổi trên hồ là 7,69 US cent/kWh theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, thì dù đã thấp đi đáng kể so với tại Quyết định 11/QĐ-TTg, nhưng vẫn được cho là sinh lợi tốt so với chi phí đầu tư ban đầu.

Chính điều này đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài quan tâm với hàng loạt vụ mua bán sát nhập, nâng vốn góp lên đến 90%-100%. Cũng theo Cục đầu tư nước ngoài (FIA) trong 5 tháng đầu năm 2022 đã có 1.339 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 5,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 1,98 tỷ USD.

Dẫn đầu danh sách là các doanh nghiệp của Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc. Tỉnh Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,52 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 1,65 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn. TP Hồ Chí Minh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn và giảm nhẹ 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 252 tỷ USD (chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư).

Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với trên 65,3 tỷ USD (chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với trên 36,46 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).

Như vậy, có thể thấy các dự án năng lượng tái đang có một sức hút vô cùng lớn. Tại Tây Nguyên, tính đến ngày 10/09/2021 Đăk Lăk là địa phương dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thu hút FDI với 24 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 590,53 triệu USD, chiếm 38,6% tổng vốn đăng ký.

Tiếp theo là tỉnh Lâm Đồng với 103 dự án, vốn đầu tư 515,12 triệu USD, chiếm 33,7% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ ba là Đăk Nông với 19 dự án, vốn đăng ký 309,34 triệu USD, chiếm 20,2% tổng vốn đăng ký. Tỉnh Kon Tum đứng thứ tư, thu hút được 9 dự án, vốn đăng ký 93,86 triệu USD, chiếm 6,1% vốn đăng ký.

Còn lại là tỉnh Gia Lai thu hút được 7 dự án với 19,89 triệu USD, chiếm 1,3% vốn đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện dẫn đầu với 10 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 643,59 triệu USD, chiếm 42,1% tổng vốn đăng ký.

Theo ông Trần Văn Tuấn – một cán bộ nghỉ hưu ở thành phố Pleiku cho biết “các dự án năng lượng tái tạo được sang tay cho người nước ngoài quá nhanh, nhiều dự án vừa hoàn thành đã được mua lại 100% vốn, dẫn đến nhiều lo ngại của người dân.

Đặt biệt là những dự án lớn, có liên hệ mật thiết đến an ninh năng lượng. Họ đầu tư, góp vốn lĩnh vực chăn nuôi, nông nghiệp, chúng tôi không lo. Nhưng những ngành năng lượng, liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng khiến những người dân như chúng tôi phải lo lắng.”

Còn theo ông Phạm Văn Binh – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai nhận xét, đây là hình thức huy động vốn của nhà đơn vị phát triển dự án. Việc này phải được thực hiện đúng theo luật doanh nghiệp, và phải đảm bảo các điều kiện khác theo yêu cầu của tỉnh, của địa phương và pháp luật Việt Nam.

 Tây Nguyên: Vì sao loạt dự án năng lượng tái tạo được các nhà đầu tư ngoại quan tâm?  - Ảnh 1.

Gian đoạn 1 của dự án được hoàn thành đi vào sản xuất thương mại của Licogi 16.

Tuy nhiên theo giải thích của một số chuyên gia về luật thì dù thực hiện theo phương thức nào, bản chất việc chuyển nhượng vốn/cổ phần (sau đây gọi tắt là “chuyển nhượng vốn”) của Công ty phát triển Dự án chính là chuyển nhượng toàn bộ quyền phát triển Dự án mà Công ty phát triển dự án nắm giữ cho bên mua.

Như vậy, nếu hiểu “chuyển nhượng dự án” theo nghĩa rộng là tất cả các phương thức chuyển nhượng dẫn đến kết quả là một nhà đầu tư khác được nắm quyền phát triển dự án, thì chuyển nhượng vốn của Công ty phát triển dự án chính là chuyển nhượng dự án.

Điều này đang dẫn đến những quan ngại khi nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong an ninh năng lượng, đất đai ở khu vực Tây Nguyên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại