Tập trung ngăn khủng hoảng virus, Mỹ cảnh báo mạnh các đối thủ

An Bình |

Các quan chức chính quyền và đồng minh Mỹ đang nỗ lực đối phó với những hành động gia tăng ảnh hưởng từ các đối thủ của Washington.

Liên tiếp đưa ra các cảnh báo công khai, ông Trump, các trợ lý chủ chốt, các quan chức quân sự và đồng minh trong những tuần gần đây đã lên tiếng lo ngại rằng sự chú ý đến cuộc khủng hoảng y tế của Nhà Trắng và quân đội nước này có thể làm phát sinh những thách thức mới.

"Tôi nghĩ rằng một số thách thức này có ảnh hưởng sâu sắc và rõ ràng đang tận dụng tình huống tồi tệ", một quan chức chính quyền Mỹ nói, người cũng cho rằng những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là đặc biệt đáng lo ngại.

Lo ngại hành động Trung Quốc

Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã có nhiều hành động bị các nước trong khu vực không đồng tình ở Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông - một trong những nỗ lực để khẳng định tầm ảnh hưởng của họ trên toàn thế giới.

Trong khi một số hoạt động của Trung Quốc có thể đã được lên kế hoạch trước khi đại dịch lây lan trên toàn cầu, các quan chức Hoa Kỳ cho biết các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc đang tận dụng việc chính quyền của ông Trump chuyển hướng sự chú ý và trạng thái căng thẳng của quân đội.

"Bắc Kinh là một người hưởng lợi ròng từ việc sự chú ý toàn cầu chuyển hướng sang đại dịch hơn là các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Đại tá hải quân Mike Kafka, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, trú đóng tại Honolulu nói.

Các quan chức tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây cũng phản đối hành động của các lực lượng Trung Quốc trong vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.

"Chúng tôi kêu gọi [Trung Quốc] tiếp tục tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực quốc tế để chống lại đại dịch toàn cầu và ngừng khai thác sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các quốc gia khác nhằm mở rộng các yêu sách phi pháp của họ ở Biển Đông, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói.

Các động thái mới nhất của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh một tàu sân bay của Hoa Kỳ tại Châu Á, USS Theodore Roosevelt, đang neo đậu ở đảo Guam, có hơn 600 thành viên thủy thủ đoàn bị mắc Covid-19. Một thủy thủ đã tử vong.

Lầu Năm Góc cho biết họ vẫn chuẩn bị cho nhiều tình thế mặc dù 5.000 nhân viên của Bộ Quốc Mỹ đã phòng xét nghiệm dương tính với căn bệnh này và 19 người chết đã tử vong.

Sự sẵn sàng của chúng tôi vẫn còn mạnh mẽ và chúng tôi có thể ngăn chặn và đánh bại mọi thách thức khi nhiều bên có thể cố gắng tận dụng những cơ hội như vậy vào thời điểm khủng hoảng này, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết vào tuần trước.

Sức ép từ các đối thủ đáng gờm Nga, Triều Tiên và Iran

Các cảnh báo này được đưa ra khi Mỹ cũng đã phải đối mặt với một loạt động thái kiểm nghiệm mới ở những nơi khác trên thế giới, bao gồm từ Nga, Triều Tiên và Iran.

Hải quân Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tuần trước đã có một loạt các động thái được cho là nguy hiểm sát gần với sáu tàu chiến Mỹ ở Vịnh Ba Tư, các quan chức Hải quân Hoa Kỳ cho biết, sự cố đầu tiên như vậy kể từ năm 2018.

Nga đã bắn thử một tên lửa chống vệ tinh và hai lần tiến gần đến máy bay của Hải quân Mỹ trên Biển Địa Trung Hải, các quan chức quân sự Mỹ cho biết. Triều Tiên cũng đã thử nghiệm tên lửa hành trình tầm ngắn - lần đầu tiên họ sử dụng tên lửa như vậy trong gần ba năm.

Ông Trump đã tìm cách xua tan suy đoán về việc ông quá bận tâm với virus corona. Ông đã yêu cầu nhóm quan chức về an ninh quốc gia đến Nhà Trắng vào đầu tháng này để tham gia một cuộc họp thông báo hàng ngày về phản ứng đối với Covid-19.

Trong cuộc họp ngắn đó, Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, cho biết: "Hãy để tôi nói rõ: Sẽ là một sai lầm đi cùng với một hậu quả khủng khiếp đối với bất kỳ đối thủ nào cố gắng làm hại chúng tôi trong cuộc khủng hoảng y tế này".

Ở Trung Đông, các cuộc tấn công bằng tên lửa của các tay súng vũ trang ở Iraq vẫn tiếp tục, trong khi lực lượng Taliban tiếp tục tấn công lực lượng Afghanistan để tăng cường lợi thế chính trị khi Mỹ rút dần lực lượng khỏi nước này. Các tay súng Nhà nước Hồi giáo và al Qaeda trên khắp thế giới đang kêu gọi các tín đồ của họ tấn công Mỹ và các đồng minh trong khi hệ thống chăm sóc y tế và lực lượng quân sự của Washington đang trong tình thế khó khăn.

Lina Khatib, giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Chatham House, cơ quan tham vấn có trụ sở tại London cho biết, đại dịch có thể là cơ hội để các đối thủ của Hoa Kỳ kiểm nghiệm sự cứng rắn của Mỹ.

Bà nói thêm rằng các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn và Taliban là những nhóm có thể coi cuộc khủng hoảng y tế ở Mỹ là một thời điểm quan trọng và sẽ cố gắng ghi thêm điểm đối phó với Mỹ".

Một mối quan ngại ngay lúc này đối với chính quyền Trump là ở Iraq, nơi các chiến binh được Iran hậu thuẫn tiếp tục tấn công vào các vị trí có lực lượng Mỹ trú đóng. Vào ngày 1/4, ông Trump đã công khai cảnh báo các nhóm này nếu họ dám "tấn công lén lút" đối với người Mỹ.

Nếu điều này xảy ra, Iran sẽ phải trả giá rất đắt ông đã viết trên Twitter.

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết mối quan ngại của họ đã gia tăng sau một cuộc tập trận quân sự gần đây ở Iraq của lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn Kataib Hezbollah – nhóm bị Mỹ quy trách nhiệm cho một loạt các cuộc tấn công bằng tên lửa. Nhóm này cho biết họ đã tổ chức cuộc tập trận, được đặt tên là Cuộc săn lùng những con quạ, để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm tàng với Mỹ.

"Mỗi quốc gia đều đang cố gắng tận dụng điểm yếu khác của các nước khác khi có dịch virus corona", một quan chức Iran thân cận với lực lượng an ninh nước này cho hay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại