Săn lùng tăng Merkava bằng đạn chống tăng tự chế, vậy Hamas đã chuẩn bị gì cho Apache của Israel?

Hoài Giang |

Theo 1 bài viết được trang tin ISW News đăng tải ít ngày trước, Hamas vẫn còn một thứ được cho là có khả năng chống lại trực thăng vũ trang AH-64 Apache của Israel.

Apache "kê cao gối mà ngủ" giữa lúc Merkava bị săn lùng?

Không quân Israel (IAF) hiện đang trang bị 48 chiếc trực thăng vũ trang AH-64 Apache thuộc 2 phi đội đóng tại Căn cứ Không quân Ramon ở Sa mạc Negev.

Được trang bị các tên lửa AGM-114 "Hellfire", Spike NLOS cùng pháo tự động 30 mm, AH-64 của IAF hiện đang tích cực tham chiến ở Dải Gaza (hay Gaza) với vai trò yểm trợ đường không.

Cùng với xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Merkava, những chiếc Apache hiện đang có mặt ở các tuyến đầu. Nhưng trái với "người đồng đội" hiện đang bị các tổ săn tăng Hamas được trang bị đạn chống tăng tự chế Yassin 105 "theo đuổi", AH-64 được cho là tương đối an toàn.

Lý do là vì các hệ thống phòng thủ trên chiếc trực thăng vũ trang đủ khả năng vô hiệu hóa mối nguy hiểm của Tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) trong tay Hamas.

Vào đầu tháng 10, Hamas từng công bố một video cho thấy các tay súng của họ liên tiếp khai hỏa MANPADS được cho là Strela-2 (định danh NATO là SA-7 "Grail") vào những chiếc AH-64 tuy nhiên tất cả tên lửa đều không hạ được mục tiêu.

MANPADS mất tác dụng, liệu Hamas có "bó tay chịu chết"?

Săn lùng tăng Merkava bằng đạn chống tăng tự chế, vậy Hamas đã chuẩn bị gì cho Apache của Israel? - Ảnh 1.

Video được Hamas công bố vào đầu tháng 10 cho thấy các tay súng của họ nỗ lực khai hỏa MANPADS vào những chiếc AH-64 Apache của IAF.

Thứ vừa Hamas hé lộ

Ít ngày trước, Hamas đã hé lộ thứ được gọi là Hệ thống phòng không Mutabar-1.

Đây được cho là một tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn, một vũ khí "tự chế" khác dưới các địa đạo giống như đạn tandem (cơ cấu đầu nổ nối tiếp) Yassin 105.

Theo video được Hamas công bố cùng với tuyên bố nói trên, Mutabar 1 gồm 3 phần chính. Phần đầu tiên là bệ phóng, phần thứ hai là tên lửa và phần thứ ba là hệ thống điều khiển.

Bệ phóng được Hamas thiết kế để dễ dàng cơ động, có khả năng xoay 360 độ quanh trục và có thể điều chỉnh góc nâng ống phóng từ 20 đến 70 độ. Video cũng cho thấy ít nhất 3 bệ phóng ở cùng một địa điểm và có thể đồng thời hướng về 1 hướng.

Săn lùng tăng Merkava bằng đạn chống tăng tự chế, vậy Hamas đã chuẩn bị gì cho Apache của Israel? - Ảnh 2.

Video về Mutabar-1 của Hamas.

Thành phần tiếp theo của hệ thống là tên lửa phòng không.

Đây là một tên lửa có thiết kế khá đơn giản và nói chính xác hơn đây là một biến thể của rocket tự chế mà Hamas thường xuyên khai hỏa vào Israel.

Điểm đáng lưu ý là các cánh điều khiển ở phần đuôi của tên lửa được gập lại và cố định bằng... dây thít nhựa và có thể là giải pháp tình thế do Hamas không sở hữu các công nghệ cần thiết để thiết kế cơ cấu mở cánh sau khi phóng.

Săn lùng tăng Merkava bằng đạn chống tăng tự chế, vậy Hamas đã chuẩn bị gì cho Apache của Israel? - Ảnh 3.

Phần đuôi một tên lửa được các tay súng Hamas nạp vào ống phóng có 2 vòng dây thít nhựa để cố định các cánh.

Tên lửa cũng không có các cánh ổn định trên thân, lý do có thể vì việc trang bị chúng cùng dây thít sẽ gây phức tạp cho việc nạp tên lửa vào các ống phóng dạng pháo phản lực phóng loạt (MRLS).

Tên lửa được cho là sử dụng nhiên liệu rắn tương tự các loại rocket tự chế - thứ giúp độ cao bay tối đa của nó vào 7,5 km và phạm vi tác xạ hiệu quả có thể sẽ bị giới hạn trong khoảng 6 đến 8 km.

Các chuyên gia của ISW News suy đoán rằng tên lửa có chiều dài khoảng 2,5 mét, đường kính 107 mm và trọng lượng 50 kg và nhìn chung thiết kế tên lửa của hệ thống Mutabar-1 có vẻ rất giống đạn chính xác Krasnopol của Nga.

Quay trở lại với ngòi nổ của tên lửa. Theo các chuyên gia của ISW News, nó được cho là được thiết kế để phát nổ khi chạm đích. Lý do các đầu dò tầm nhiệt và hồng ngoại (IR) bị loại trừ vì phần mũi của ngòi nổ có hình nón và không đủ không gian cho chúng.

Có thể nói việc dẫn tên lửa tới mục tiêu được thực hiện hoàn toàn thông qua các radar.

Xét đến khả năng chế áp của Israel, radar được sử dụng để dẫn bắn nhiều khả năng là radar thụ động. Khác với radar chủ động thu-phát tín hiệu, radar thụ động chỉ thu tín hiệu nên mục tiêu đang bị theo dõi không thể phát hiện ra nó.

Không những vậy, radar thụ động thường sử dụng dải tần FM vốn là dải tần mà khí tài "tàng hình" như F-35I của Israel hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, việc đặt radar ở một điểm và hệ thống điều khiển ở nơi khác khiến việc đối phương phá hủy hoàn toàn hệ thống là không thể.

Săn lùng tăng Merkava bằng đạn chống tăng tự chế, vậy Hamas đã chuẩn bị gì cho Apache của Israel? - Ảnh 5.

2 tên lửa được phóng gần như đồng thời.

Điểm đáng chú ý cuối cùng trong video là việc 2 tên lửa được khai hỏa gần như đồng thời.

Có thể hệ thống có 2 khả năng liên quan tới việc khai hỏa kiểu này. Đầu tiên là hệ thống có thểdẫn đường cho hai tên lửa tấn công cùng một mục tiêu và thứ hai là hệ thống có khả năng tấn công hai mục tiêu cùng lúc.

Các chuyên gia của ISW News đã đưa ra kết luận như sau về Mutabar 1:

"Thoạt nhìn hệ thống này có vẻ không quá tiên tiến, nhưng việc Hamas tạo ra một hệ thống phòng không tầm ngắn với các thông số kỹ thuật nêu trên là một thành tựu to lớn. Nó mang lại cho họ khả năng bắn hạ máy bay Israel ở độ cao thấp".

Được biết ít ngày sau khi hé lộ về Mutabar 1, Hamas đã khai hỏa một số tên lửa này vào một tiêm kích F-16I của Israel đang không kích Dải Gaza.

Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ hiệu quả của hệ thống.

Săn lùng tăng Merkava bằng đạn chống tăng tự chế, vậy Hamas đã chuẩn bị gì cho Apache của Israel? - Ảnh 7.

Một chiếc AH-64 Apache của Arab Saudi bị bắn rơi ở Yemen.

Hoài Giang (Theo ISW News)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại