Tại sao nhiều người chăm chỉ làm việc không nhận được kết quả tốt? Nghiên cứu Harvard phơi bày sự thật đau lòng!

Ứng Hà Chi |

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao bản thân học tập, làm việc chăm chỉ nhưng kết quả nhận về chưa xứng đáng?

Chúng ta thường lo sợ mình sẽ bị tụt lại phía sau nếu dừng lại, cảm thấy tội lỗi khi nghỉ ngơi, dường như càng bận rộn càng thấy mình càng có giá trị. Tuy nhiên, từ "Rat Race" mô tả cuộc sống không ngừng chạy trên vòng luẩn quẩn, bận rộn và kiệt sức mà không biết tại sao.

Một nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy sự bận rộn không đúng hướng không những không nâng cao hiệu quả mà còn hủy hoại hạnh phúc của chúng ta.

Quy luật 10.000 giờ có chủ đích

Nghiên cứu cho thấy, muốn đạt được thành tích vượt trội thì thời gian đầu tư là yếu tố then chốt, sự chênh lệch về chỉ số IQ giữa con người ngày càng nhỏ đi. 

Chẳng hạn mọi người đều biết quy luật 10.000 giờ luyện tập có chủ đích. Nếu bạn muốn đạt được điều gì đó trong một lĩnh vực cụ thể, bạn phải đầu tư 10.000 giờ vào việc học tập, nghiên cứu và cống hiến để trở thành chuyên gia.

Tại sao nhiều người chăm chỉ làm việc không nhận được kết quả tốt? Nghiên cứu Harvard phơi bày sự thật đau lòng!- Ảnh 1.

Quy luật 10.000 giờ luyện tập có chủ đích. (Ảnh minh hoạ)

Vô số đứa trẻ bị cha mẹ ép buộc bỏ quá nhiều thời gian học tập, làm việc nhưng không thu được kết quả cao. Trẻ cảm thấy nhàm chán, thụ động, mệt mỏi khi phải ngồi nhiều giờ trên bàn học. 

Tuy nhiên, quả thực có người đã dành hơn 10.000 giờ cho một việc, thậm chí hơn 100.000 giờ nhưng không đạt kết quả như mong đợi. Tên anh ấy là Robert (Mỹ), và anh ấy đã viết một cuốn nhật ký dài 37,5 triệu từ trước khi qua đời.

Anh dành 4 tiếng/ngày để ghi lại những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống, từ huyết áp mỗi sáng cho đến những email rác nhận được vào ban đêm, thậm chí cứ 2 tiếng anh lại thức dậy để ghi lại chi tiết trong giấc mơ của mình.

Hơn 100.000 giờ đầu tư này đã không khiến anh thành công, thay vào đó anh chỉ bị mọi người coi là kẻ điên, và anh nhanh chóng bị lãng quên cùng với cuốn nhật ký dài lê thê của mình. Có vô số người giống Robert - tốn thời gian thực hiện mà không tiến bộ .

Những điều tiêu cực khi làm việc quá sức

Giáo sư Benjamin Bloom, nhà tâm lý giáo dục nổi tiếng ở Mỹ từng nhận thấy hầu hết người cố vấn của các vận động viên, nghệ sĩ, nhà khoa học hàng đầu không chỉ coi trọng việc đầu tư thời gian, năng lực cao, hỗ trợ tinh thần mà còn liên tục thúc ép học viên học tập mỗi ngày.

Nghiên cứu cho thấy, chỉ riêng tham vọng cũng là yếu tố dự báo thành công và động lực cải thiện quyết định liệu một người có đạt được những thành tựu to lớn, chỉ số IQ, khả năng, thu nhập,... hay không.

Nếu bạn chỉ dừng lại ở một cấp độ và bận rộn chỉ để giết thời gian thì thực sự bận rộn vô ích. Công thức đúng cho sự thành công là: Tham vọng + động lực + thời gian. 

Tại sao nhiều người chăm chỉ làm việc không nhận được kết quả tốt? Nghiên cứu Harvard phơi bày sự thật đau lòng!- Ảnh 2.

Làm việc quá giờ khiến bạn không bao giờ ngủ đủ giấc, ảnh hưởng lớn tiêu cực đến sức khoẻ. (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra, học tập quá mức ở thanh thiếu niên có thể dẫn đến kiệt sức về thể chất và tinh thần, không có khả năng nhìn nhận đúng về thất bại, mất ngủ và trầm cảm. Nhìn chung, làm việc quá sức có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Làm việc quá sức liên quan đến việc giảm vận động và mệt mỏi về thể chất, mất đi niềm vui do bận rộn làm thêm giờ lớn hơn niềm vui do thu nhập tăng lên (chưa kể có nhiều người không được trả lương làm thêm giờ). 

Trong môi trường áp lực cao, bạn có ít khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo hơn 45% (một nghiên cứu của Harvard). Khi thời gian làm việc vượt quá 55 giờ/tuần, hiệu quả giảm mạnh. Trong số những người có thu nhập nằm trong top 6%, 69% tin rằng họ sẽ khỏe mạnh hơn nếu làm việc ít chăm chỉ hơn, 58% tin rằng công việc ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với con cái và 46% tin rằng công việc ảnh hưởng đến mối quan hệ thân mật của họ (nghiên cứu của Đại học Harvard).

Một cuộc khảo sát với 2.300 người có thu nhập hàng năm trên 50.000 USD cho thấy, hầu hết họ đều có tham vọng, chịu áp lực lớn nhưng thờ ơ về mặt cảm xúc và thường xuất hiện lo lắng. Chưa đến 40% trong số họ chia sẻ dành nhiều thời gian cho gia đình, và chỉ có 30% họ quan tâm đến bạn đời, con cái cùng các mối quan hệ chất lượng khác.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Richard Ryan cho thấy một trong những nguyên nhân chính khiến hầu hết những người đạt thành tích cao đều mắc chứng lo âu và trầm cảm là do họ không có mối quan hệ tốt giữa các cá nhân, đó là mối quan hệ với cha mẹ, bạn đời, con cái.

Làm việc quá giờ khiến bạn không bao giờ ngủ đủ giấc, nếu ngủ ít hơn 5 tiếng trong nhiều ngày liên tục sẽ ảnh hưởng đến quyết định, khả năng sáng tạo, mức độ cảm xúc và khả năng tự chủ. Điều này sẽ khiến não bộ chúng ta bối rối, phản ứng với những điều tiêu cực cao hơn 60% so với người bình thường.

Cách giảm bớt tác hại do bận rộn quá mức gây ra

Điều bi thảm hơn nữa là nghiên cứu kết luận, khi chúng ta không thích việc mình làm nhưng lại phải bận rộn thì những tổn thương  sẽ tăng theo cấp số nhân. Vậy có cách nào để giảm bớt những tác hại khác nhau do bận rộn quá mức gây ra không? 

- Kiên trì theo đuổi những việc thật sự đam mê: Một nghiên cứu của Terman theo dõi các chủ đề trong nhiều thập kỷ cho thấy những người làm việc chăm chỉ theo đam mê có tuổi thọ cao. Trong họ luôn có cảm giác hạnh phúc, phấn chấn khi dành nhiều thời gian làm điều mình yêu thích. Tất nhiên họ cũng phải đối mặt với do dự, lo lắng, giận dữ, căng thẳng nhưng sẽ giảm đi đáng kể. 

- Kiểm soát được vấn đề có thể giúp bạn giảm căng thẳng: Chỉ vì thích nên chúng ta sẵn sàng tìm hiểu sâu, đào sâu hơn, học hỏi và cải thiện, rồi chúng ta sẽ thấy thoải mái hơn. Đây chính là việc kiểm soát được vấn đề.

Nghiên cứu về khoa học thần kinh đã phát hiện, việc kiểm soát cho phép chúng ta chủ động làm mọi việc. Trong một nghiên cứu với 2.000 doanh nhân, hơn 50% làm việc hơn 40 giờ/tuần, 41% cảm thấy rất nhẹ nhõm về công việc, 70% hài lòng với công ty nhỏ của mình và 79% hài lòng với lối sống hiệ tại. 

Nghiên cứu từ Đại học Yale chỉ ra, ngay cả những căng thẳng rất nhỏ cũng có thể khiến chúng ta mất khả năng kiểm soát, từ đó làm suy yếu chức năng thùy trán. Khả năng suy luận, suy đoán và đưa ra quyết định sẽ giảm sút, chúng ta không thể làm được gì, suy nghĩ chính xác và rơi vào vũng lầy cảm xúc khó thoát ra.

Làm thế nào bạn có thể cảm thấy trong tầm kiểm soát? Khám phá những gì bạn giỏi, đạt được mong muốn, được người khác công nhận, chủ động và lập kế hoạch trước khi làm mọi việc sẽ giúp bạn kiểm soát mọi việc tốt hơn. 

Tại sao nhiều người chăm chỉ làm việc không nhận được kết quả tốt? Nghiên cứu Harvard phơi bày sự thật đau lòng!- Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

- Hãy thư giãn thường xuyên: Nghiên cứu cho thấy việc tăng điểm hay tăng tiền bạc không làm giảm bớt căng thẳng tinh thần do sự bận rộn gây ra. Lúc này chúng ta nên dành cho mình một chút thời gian để thư giãn. 72% mọi người nảy ra ý tưởng mới khi đang tắm; những người thỉnh thoảng ra ngoài được chứng minh là giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. 

- Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình: Một nghiên cứu cho thấy cách quan trọng để tránh rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ là trò chuyện và đi chơi với gia đình, bạn bè. 

Một nghiên cứu khác chỉ ra, cha mẹ bận rộn và căng thẳng đối với con sẽ làm suy yếu chức năng não, làm tổn hại hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tâm thần, tiểu đường, dị ứng và thoái hóa răng. Vì thế, tkhi bạn hy vọng con mình sẽ đạt được điều lớn lao thì trước hết hãy giải phóng bản thân khỏi cạm bẫy căng thẳng trầm cảm.

Một số việc các bậc cha mẹ có thể làm với con như: Xem phim, làm bánh, đi du lịch, không quản lý con cái theo một khoảng thời gian cố định, chẳng hạn như trẻ phải học bao nhiêu giờ, nhưng hãy sử dụng chất lượng thời gian để giúp trẻ sắp xếp việc học. 

- Mở rộng mạng lưới xã hội: Nhà tâm lý học Harvard Shawn Achor từng chia sẻ: "Những người chịu căng thẳng giỏi nhất thường là những người không quên đầu tư thời gian vào các mối quan hệ xã hội ngay cả khi gặp áp lực.

Chính những kết nối xã hội được chứng minh là quan trọng nhất trong việc mang lại hạnh phúc. Thành công không nhất thiết mang lại hạnh phúc nhưng hạnh phúc thường mang lại thành công".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại