Tại sao Mỹ sợ các tàu tuần dương tên lửa của Nga?

Hải Lam |

Nga đã bắt đầu thực hiện những dự án mà không một hạm đội nào trên thế giới làm được trong nhiều thập kỷ.

Vào những năm 1970, Liên Xô đã bắt đầu thực hiện các dự án mà không một hạm đội nào trên thế giới làm được trong nhiều thập kỷ. 

Họ bắt đầu việc xây dựng các chiến hạm nổi được so sánh với các chiến hạm trong chuyến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2. Hải quân Mỹ và tất cả các nước khác từ lâu đã bỏ rơi những tàu chiến loại này do chi phí đắt đỏ và dễ bị tiêu diệt của chúng.

Tại sao Nga tiêu cả “núi” tiền như thế cho con tàu mà có thể rất nhanh chóng trở thành con mồi của tên lửa và ngư lôi?

 Tại sao Mỹ sợ các tàu tuần dương tên lửa của Nga?  - Ảnh 1.

Ảnh: RIA Novosti( Vitaly Ankov)

Nhưng Liên Xô không đơn giản chỉ tiếp tục cố gắng xây dựng những tàu chiến này. Họ đã giữ lại chúng trong thành phần chiến đấu của hạm đội, thậm chí sau khi Chiến tranh Lạnh.

Trước đây họ giữ lại chúng bởi vì chúng tạo ra mối đe dọa nguy hiểm với các tàu Hải quân Mỹ - tàu sân bay và tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Nhưng bây giờ các tàu còn lại trong các hạm đội loại này thực hiện các nhiệm vụ khác: chúng phô trương sức mạnh và buộc cả thế giới nhớ về sức mạnh của hải quân Nga.

Nguồn gốc

Tàu chiến thuộc dự án 1144 ban đầu được xây dựng như một tàu chống tàu ngầm nguyên tử hạng nặng, được dùng để “đi săn” tàu ngầm tên lửa của Mỹ, hoặc để bảo vệ các pháo đài hạt nhân của Liên Xô khỏi các tàu ngầm tấn công của Mỹ và Anh.

Kế hoạch ban đầu trên các tàu mặt nước này không dự định trang bị vũ khí chống ngầm tuy nhiên sự phát triển của công nghệ tên lửa kết hợp với các mối đe dọa ngày càng tăng từ tàu mặt nước và đặc biệt là tàu sân bay Mỹ dẫn đến việc các nhà thiết kế đã suy nghĩ về việc xây dựng tàu tuần dương, có khả năng chống lại các tàu mặt nước và các mục tiêu dưới nước.

Theo các tiêu chuẩn của Chiến tranh Lạnh, tạo ra một tàu chiến có khả năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ, đó là điều vô cùng khó tin. Tuy nhiên Nga đã tạo ra những tàu tuần dương với các tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 “Granit”.

Như vậy, các tàu tuần dương dự án 1144 có thể tạo ra các mối đe dọa cho các nhóm tàu sân bay tấn công của phương Tây và đồng thời tiến hành cuộc chiến chống tàu ngầm. Với trọng tải 26.000 tấn, tàu tuần dương tên lửa nguyên tử hạng nặng (TARKR) lớp “Kirov” loại dường như khổng lồ so các tàu tuần dương còn lại của Liên Xô.

Phải nói rằng Hoa Kỳ đã không xây dựng chiến hạm nổi có kích thước và lớp này từ Chiến tranh thế giới thứ hai. TARKR chỉ kém kích thước tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công.

Các tàu tuần dương tên lửa phục vụ một mục tiêu chiến lược: phô trương sức mạnh quân sự. Trên các tàu tuần dương lớp “Kirov” có sự liên kết qua lại của các máy phát điện nguyên tử, điều này cho phép chúng tăng tốc độ lên đến 30 hải lý và có nguồn năng lượng dự trữ trong trường hợp gặp sự cố về kỹ thuật.

Tàu tuần dương có tầm hoạt động lớn và đặc biệt hỏa lực rất mạnh. Chúng được coi là nền tảng lý tưởng để khẳng định uy tín của Liên Xô. Chúng đã trở thành một thành phần quan trọng của các đơn vị chiến đấu và có thể ảnh hưởng đến sự kiện chính trị trên thế giới. 

Trong tương lai, Hải quân Liên Xô đã đánh cược rằng TARKR sẽ hoạt động song song với các tàu sân bay hạt nhân mới (mà chưa được xây dựng).

Hệ quả

Xây dựng tàu tuần dương lớp “Kirov” đã buộc Hải quân Mỹ phải bổ sung lực lượng của mình và dẫn tới việc khởi động lại các tàu chiến lớp “Aiova”.

Những tàu chiến này rất khác nhau cả về khả năng tác chiến và cấu hình. Nhưng chúng có sức mạnh ghê gớm và Hải quân Hoa Kỳ đã đề nghị một số biện pháp để cài đặt các hệ thống hiện đại khác nhau trong người khổng lồ “Aiova” để đưa chúng trở thành chiến hạm ghê gớm và đa năng.

Theo thời gian, các chiến hạm trải qua quá trình hiện đại hóa lớn, được trang bị thêm các thiết bị mới đặc biệt là pháo hạng nặng và tên lửa chống tàu chiến.

TARKR và tàu chiến tương tự cũng cho thấy rằng, hạm đội tàu chiến của Liên Xô có thể mang đến mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu sân bay tấn công của Mỹ và tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Điều này buộc Mỹ và các nước phương Tây phải chú ý đến việc hiện đại hóa hệ thống tàu chiến của mình.

Sửa chữa và hiện đại hóa

Vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kinh phí cho Hải quân Liên Xô giảm đáng kể. Việc xây dựng các tàu tuần dương tên lửa nguyên tử thứ năm bị hủy bỏ, chiếc tàu đầu tiên đã bị hư hỏng nặng và không được sửa chữa và việc xây dựng các tàu chiến thứ tư loại này ("Peter Đại đế") đã nhiều lần bị trì hoãn.

Trong những năm cuối của thế kỷ 20 tình hình chính trị của Nga đầy biến động cùng với nó loại tàu tuần dương lớp "Kirov" nhận tên gọi mới.

Hiện nay, trong hạm đội tàu này chỉ còn lại chiếc cuối cùng trong bốn tàu tuần dương nguyên tử "Peter Đại đế". So với thời kỳ Xô Viết, hiện nay Nga đã tìm ra hướng sử dụng chúng có hiệu quả hơn.

Hải quân Nga đang tích cực sử dụng các tàu tuần dương này, nhằm phô trương sức mạnh trên toàn thế giới và chứng minh tầm quan trọng của Hải quân của Nga. Con tàu này trong thời gian tham gia hoạt động chống cướp biển Somali, và nó đã trở thành một ví dụ điển hình giữa các nhiệm vụ và khả năng trong lịch sử hiện đại của hạm đội.

Trong những năm qua, đã có những tin đồn rằng ba tàu tuần dương còn lại đã trở lại thành phần của Hải quân. Trong năm 2015, cuối cùng Liên bang Nga đã đưa ra quyết định tiến hành hiện đại hóa toàn diện tàu tuần dương thứ 3 của dự án "Đô đốc Nakhimov". 

Ngoài "Peter Đại đế", đây là chiếc tàu tuần dương nguyên tử duy nhất sau khi Chiến tranh Lạnh được tiến hành sửa chữa. Hiện đại hóa dự kiến thay đổi gần như hoàn toàn và thay đổi hình dáng của tàu. "Nakhimov" được trang bị hệ thống radar tiên tiến và thiết bị điện tử mới cũng như lắp đặt thêm các bệ phóng thẳng đứng và các tên lửa chống tàu.

Kết quả là nó sẽ trở thành con tàu hiện đại và có khả năng chiến đấu cao. Sau khi được hiện đại hóa vào năm 2018 "Peter Đại đế" sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng và tiếp tục tiến hành nâng cấp tương tự với tàu "Đô đốc Nakhimov" trong vòng ba năm tới.

Hai tàu TARKR còn lại có thể sẽ không trở lại đội tàu chiến của hạm đội. Trên "Kirov" (đổi tên thành "Admiral Ushakov") vào năm 1990 đã xảy ra một số hỏng hóc trong lò phản ứng, và nó không thể khôi phục hoàn toàn được. Còn "Frunze" ("Admiral Lazarev") được bảo quản nhưng hiện đang trong tình trạng rất xấu.

Các tàu tuần dương tên lửa nguyên tử hạng nặng đã và đang tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong việc phô trương sức mạnh trên biển của Nga. 

Chúng là mối đe doạ trực tiếp đối với Hải quân Mỹ, sự có mặt chúng là môt biểu tượng mạnh mẽ và uy tín của lực lượng hải quân Nga. Chúng cho thấy rằng, chúng là loại tàu mặt nước lớn từ cuối chiến tranh thế giới thứ 2, tuy nhiên chúng có thể mang theo cả bộ sưu tập vũ khí hiện đại.

Nếu chúng ta giả định rằng, việc hiện đại hóa "Nakhimov" và "Peter Đại đế" sẽ được tiếp tục, thì chắc chắn rằng những tàu này sẽ phục vụ Nga trong nhiều thập kỷ tới và sẽ làm cho Mỹ và NATO đau đầu tìm phương án đối phó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại