Phi công ngồi ghế sau chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống can thiệp điện tử (Ảnh: SCMP)
Bài viết về mẫu máy bay được gọi là “Mãnh long” được đăng tải trên Tạp chí Công nghệ Khoa học Hậu cần của quân đội Trung Quốc, trong đó nói rằng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này dự kiến sẽ được giao thêm nhiều nhiệm vụ nhờ được áp dụng thêm công nghệ mới, và cần thêm một người trên khoang để thực hiện các chức năng mới đó.
“Sự xuất hiện của phiên bản 2 chỗ ngồi của J-20 là bởi, nhiệm vụ của J-20 đã được đa dạng hóa và Trung Quốc cần có một chiến đấu cơ có nhiều khả năng hơn” – bài viết có đoạn.
Bài viết đưa ra dự đoán rằng, phiên bản 2 chỗ ngồi của J-20 sẽ được trang bị thêm nhiều thiết bị điện tử hiện đại hơn so với các chiến đấu cơ 2 chỗ ngồi khác.
“J-20 có đủ khả năng để thực hiện các nhiệm vụ can thiệp điện tử một cách dễ dàng, nhờ vào khả năng cung ứng điện mạnh mẽ, hệ thống radar điều khiển hỏa lực và hệ thống điện tử tích hợp” – bài viết cho biết thêm – “Chúng ta có thể tưởng tượng rằng, phi công chính sẽ điều khiển máy bay, trong khi phi công ngồi sau chịu trách nhiệm điều khiển các hệ thống can thiệp điện tử, khiến cho J-20 trở thành cơn ác mộng với các thiết bị điện tử của địch thủ”.
Phi công ngồi ghế sau chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống can thiệp điện tử (Ảnh: SCMP)
Phi công thứ hai cũng có thể điều khiển một hạm đội gồm các máy bay không người lái.
“Bầy drone có thể làm nhiệm vụ chim mồi để thu hút máy bay địch…chúng cũng có thể thu thập thông tin tình báo, thực hiện các đòn tấn công nhằm vào hệ thống phòng không của địch và giành được lợi thế” – bài viết nói thêm.
Bài viết thêm rằng, các kỹ sư Trung Quốc đã có thêm nhiều kinh nghiệm từ việc chế tạo phiên bản hai ghế ngồi của J-10, bởi vậy về đủ khả năng về công nghệ để chế tạo phiên bản hai ghế ngồi của J-20.
J-20, còn gọi là “Mãnh long”, là chiến đấu cơ tàng hình được tích hợp khả năng tấn công chính xác, vào biên chế quân đội Trung Quốc từ năm 2017 nhưng sau đó gặp phải nhiều vấn đề về động cơ.
Trung Quốc chưa từng chính thức công khai số lượng J-20 chính xác, nhưng theo một bài viết khác trên cùng tạp chí, khoảng 90 chiếc đã được sản xuất. Bài viết cũng thêm rằng, Trung Quốc cần thêm khoảng 400 – 500 chiếc J-20 để đáp ứng nhu cầu quân sự của nước này.
Tuần trước, SCMP dẫn lời một số nguồn tin trong quân đội Trung Quốc nói rằng, động cơ mới dành cho J-20 – trước đây thường dùng động cơ do Nga sản xuất – được dự kiến sẽ hoàn thiện trong vòng 2 năm tới.