Tại sao Hải quân Anh liên tục "quấy nhiễu" tàu chiến Nga trên biển?

Trung Phạm - Hà Linh |

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết, riêng trong năm 2017 Hải quân Hoàng gia Anh đã phải 33 lần đối phó với các tàu quân sự Nga so với chỉ 1 lần năm 2010.

Ngày 1/6, khi phát hiện thấy tàu do thám Yantar di chuyển về hướng bờ biển nước mình từ hướng Tây Nam, Hải quân Hoàng gia Anh đã ngay lập tức điều động khu trục hạm HMS Diamond và một trực thăng Wildcat xuất kích từ phi đội Không quân Hải quân 815 đóng ở căn cứ Yeovilton bám đuổi theo.

Phát ngôn viên Hải quân Anh cho biết: "HMS Diamond đã tiếp cận tàu Yantar và tiếp tục theo dõi hướng di chuyển cũng như hoạt động của tàu Nga khi nó tiếp tục tiến về hướng Bắc".

Truyền thông Anh cho rằng Yantar là tàu do thám chuyên dụng mang theo 2 tàu lặn không người lái có thể lặn sâu xuống đáy biển thu thập và gửi về các hình ảnh cũng như thông tin mà nó ghi nhận được dưới đáy đại dương.

Còn theo phía Nga, Yantar chưa phải là tàu chiến. Mặc dù thuộc biên chế của Hạm đội phương Bắc nhưng nó chỉ được thiết kế để thực hiện các hoạt động nghiên cứu dưới biển sâu. Yantar có thể chở theo nhiều loại tàu lặn có người lái và không người lái nhưng không được trang bị vũ khí.

Tại sao Hải quân Anh liên tục quấy nhiễu tàu chiến Nga trên biển? - Ảnh 1.

Khinh hạm HMS Westminster của Hải quân Hoàng gia Anh

Ben Keith, Chỉ huy tàu khu trục HMS Diamond lớp Type-45 nói: "HMS Diamond tự hào tham gia vào sứ mệnh bảo vệ vùng biển thuộc lợi ích của nước Anh qua việc giám sát chặt chẽ hành trình di chuyển của tàu do thám Nga Yantar và luôn sẵn sàng triển khai ngay lập tức để thực thi các sứ mệnh như vậy".

Đây không phải lần đầu tiên Hải quân Hoàng gia Anh nhận lệnh bám đuổi các tàu chiến của Nga. Tháng 1/2018, khinh hạm HMS Westminster cũng đã được điều động để ngăn chặn 4 tàu Nga bị cho là đang "lượt lờ" ở vùng biển nước Anh.

Hồi tháng 3/2018, một tàu chiến của Nga cũng đã được phát hiện thấy có mặt tại Eo biển Manche chỉ vài ngày sau tranh cãi ngoại giao giữa hai nước bùng phát trước cáo buộc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia bị đầu độc.

Tuy nhiên, các hãng tin Nga cho rằng, sự gia tăng hoạt động của các tàu hải quân nước này trên những vùng biển quốc tế đều liên quan tới cuộc chiến ở Syria vì chúng phải di chuyển qua tuyến Eo biển Manche tới Địa Trung Hải.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson từng tuyên bố, riêng trong năm 2017 lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh đã phải 33 lần đối phó với các tàu quân sự Nga so với chỉ 1 lần của năm 2010.

Hải quân Hoàng gia Anh "hộ tống" tàu do thám Nga qua Eo biển Manche

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại