Venezuela năm 2019: Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử
Tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội tại Venezuela ngày càng nghiêm trọng khi những năm gần đây, chính quyền Venezuela thực thi các chính sách đối nội tương đối cứng nhắc, kém hiệu quả, không có sự điều chỉnh kịp thời (quá phụ thuộc vào dầu mỏ, cơ cấu nền kinh tế thiếu sự đa dạng) đã dẫn đến những hậu quả: tham nhũng tràn lan từ trung ương đến địa phương, kinh tế suy thoái nghiêm trọng, rơi vào khủng hoảng sâu sắc; các hội phân hóa, tâm lý người dân bất mãn với chính quyền ngày càng tăng cao.
Người dân Venezuela phải nhặt thức ăn ngoài bãi rác (Nguồn: Reuters)
Theo thống kê, chỉ số lạm phát trong năm 2018 của Venezuela đạt tốc độ phi mã; đồng Bolivar mất giá kỷ lục (25.000 Bolivar - 1 USD); tình trạng thất nghiệp tăng mạnh (34%), thiếu trầm trọng lương thực, nhu yếu phẩm; khan hiếm thuốc y tế; nợ công (10 tỷ USD); thâm hụt ngân sách (30%); khoảng 3 triệu người đã phải rời bỏ quê hương từ năm 2014 đến nay.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới thậm chí dự báo GDP của Venezuela sẽ tăng trưởng âm 25% năm 2019 sau khi giảm 17% vào năm ngoái và giảm 60% kể từ năm 2013. Ngoài ra, số người bị suy dinh dưỡng tại quốc gia Nam Mỹ này hiện lên tới 3,7 triệu người, cao gấp 3 lần so với con số của giai đoạn từ năm 2010-2012; ít nhất 22% số trẻ em dưới 5 tuổi mắc chứng suy dinh dưỡng mãn tính.
Trong thông cáo ngày 4-4-2019, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, số trẻ em bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tại Venezuela và cần viện trợ nhân đạo dự kiến tăng 2 lần, lên tới hơn 1,1 triệu trẻ trong năm 2019.
Mỹ/phương Tây lợi dụng thời cơ thực hiện "Cách mạng màu"
Trong bối cảnh đó, Mỹ/phương Tây đã tiến hành các hoạt động can thiệp mang kịch bản "Cách mạng màu" nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Maduro và lập ra một chính phủ thân Mỹ.
Thứ nhất, tiến hành các biện pháp trừng phạt và cô lập chính quyền đương nhiệm. Mỹ/phương Tây áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế, ngoại giao đối với Venezuela; công khai ủng hộ và tạo áp lực buộc các nước trong khu vực và đối tác thuộc nhóm Lima (gồm 13 nước Mỹ Latinh và Canada) công nhận J. Guaido là "Tổng thống lâm thời" (23-1); lên án Venezuela về vấn đề vi phạm nhân quyền và cô lập nước này trên trường quốc tế.
Gần đây, Mỹ tăng cường trừng phạt, cắt đứt các nguồn ngoại tệ nuôi bộ máy chính quyền N. Maduro. Bộ Tài chính Mỹ (28-1-2019) công bố áp đặt trừng phạt Hãng dầu khí quốc gia PDVSA phong tòa 7 tỷ USD tài sản và 11 tỷ USD dự kiến xuất khẩu trong năm 2019. Sau tác động của Mỹ, Ngân hàng Anh (02-2019) đã từ chối trả lại số vàng trị giá 12 tỷ USD mà chính quyền Venezuela thời Hugo Chavez đã gửi từ năm 2011-2012.
Thứ hai, sử dụng các phương tiện truyền thông kích động sự bất mãn của người dân trong và ngoài nước; chia rẽ nội bộ, sự đoàn kết dân tộc.
Truyền thông phương Tây đã tiến hành nhiều chiến dịch tuyên truyền, thổi phồng về chế độ "độc tài", thiếu dân chủ tại Venezuela phá hoại nền kinh tế, là nguyên nhân đẫn đến đói nghèo để kích động sự bất mãn trong nước và kêu gọi các lực lượng bên trong tiến hành đảo chỉnh.
Chính quyền Tổng thống N. Maduro nhiều lần cáo buộc kênh CNN phát sóng bằng tiếng Tây Ban Nha xuyên tạc tình hình tại Venezuela và đe dọa cắt sóng lênh truyền hình tại quốc gia này.
Thứ ba, tìm chọn và huấn luyện các phần từ đối lập tạo dựng ngọn cờ tập hợp lực lượng chống chính quyền. Chính quyền Venezuela nhiều lần cáo buộc các nhân viên tình báo Mỹ đã tiếp xúc với các nhóm thủ lĩnh sinh viên để thành lập, đào tạo, cung cấp tài chính cho các tổ chức chống đối theo hình thức bất bạo động.
Năm 2017, trang mạng Wikileaks tiết lộ tài liệu do Đại sứ quán Mỹ ở Caracas gửi Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng liên quan việc huấn luyện các nhân vật đối lập, tiến hành các chương trình xã hội và hỗ trợ ngân sách cho nhóm cánh hữu nhằm thúc đẩy hoạt động chống phá chính quyền hợp hiến Venezuela trong suốt 20 năm qua.
Thủ lĩnh phe đối lập J. Guaido từng theo học ngành kỹ sư công nghiệp tại Đại học George Washington (Mỹ) và được cho là đã có nhiều cuộc gặp tiếp xúc, điện đàm với các quan chức Mỹ trước khi tiến hành các cuộc biểu tình và tự phong là Tổng thống Venezuela.
Juan Guaido - tổng thống tự xưng của Venezuela (Nguồn: Reuters)
Ngày 22-1-2019, sau cuộc thảo luận về chính sách thay đổi thể chế Venezuela với các quan chức hàng đầu Mỹ, Phó Tổng thống M. Pence đã gọi điện cho J. Guaido, thông báo Mỹ đã sẵn sàng ủng hộ ông này là "Tổng thống lâm thời". Ngoài ra, Mỹ cho phép phe đối lập kiểm soát một số tài sản của Veneuzela mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ nắm giữ và các ngân hàng được Mỹ bảo hiểm.
Thứ tư, lựa chọn thời điểm để tiến hành biểu tình đường phố, kích động thành bạo loạn. Sau lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống của ông Maduro, phe đối lập đã tiến hành biểu tình rộng khắp tại Venezuela để yêu cầu Tổng thống từ chức. Nhiều đối tượng quá khích đã tấn công lực lượng chấp pháp, phong tỏa giao thông và phá hoại các cơ sở vật chất.
Ngày 12-2-2019, J. Guaido tuyên bố thành lập "đội quân tình nguyện" khoảng 250.000 người để kêu gọi người dân xuống đường biểu tình và tiếp nhận viện trợ nhân đạo vào ngày 23-02; biến thành thời cơ để phương Tây đưa phương tiện và vũ khí cho phe đối lập và kích động bạo loạn đường phố tại Venezuela, tuy nhiên, kế hoạch này đã bị phá sản khi hôm 23-2 chỉ có khoảng vài nghìn người xuống đường và bị lực lượng cảnh sát "xử lý" nhanh gọn.
Sự thất bại khó có thể tưởng tượng
Chính phủ Mỹ và các nước đồng minh phương Tây những tưởng dễ dàng lật đổ chính quyền Tổng thống N. Maduro với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho âm mưu "cách mạng màu", tuy nhiên, không giống như kịch bản trước đó tại không gian hậu Xô viết và Trung Đông - Bắc Phi, Tổng thống đương nhiệm đã giữ vững được quyền lực, giành thế áp đảo trước "Tổng thổng tự phong" J, Guaido là do:
Thứ nhất, chính quyền N. Maduro đã tích cực triển khai các phương án đối phó với phe đối lập và sự can dự của Mỹ/phương Tây như: ngăn chặn hoạt động biểu tình, Maduro giao cho lực lượng đặc nhiệm (FAES) thực hiện các phương án đối phó hoạt động biểu tình cuả phe đối lập, tuy nhiên, tránh sử dụng bạo lực để không tạo cớ cho Mỹ/phương Tây can dự vũ trang.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro
Bắt giữ các quan chức, người dân chống đối, ngăn chặn nguồn viện trợ và hậu thuẫn cho phe đối lập từ bên ngoài: chính quyền Maduro cố gắng cắt đứt sự móc nối, hậu thuẫn của phương Tây đối với J. Guaido, yêu cầu Mỹ đóng cửa cơ quan đại diện và rút toàn bộ nhân viên ngoại giao về nước, không cho phép đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Mỹ/phương Tây thâm nhập vào lãnh thổ, tăng cường hoạt động an ninh để phát hiện, ngăn chặn các hoạt động đưa vũ khí, phương tiện cho phe đối lập.
Thứ hai, quân đội vẫn trung thành với chính quyền đương nhiện. Hàng ngũ quân đội được thanh lọc kỹ sau cuộc đảo chính bất thành của phe đối lập năm 2002 và năm 2007; tướng lĩnh, sỹ quan quân đội Venezuela được trả lương cao, có nhiều đặc quyền, nắm giữ những vị trí trọng yếu trong chính phủ và kiểm soát phần lớn nền kinh tế nước này.
Trong lực lượng vũ trang Venezuela có khoảng 20.000 chuyên gia quân sự, binh lính Cuba có tinh thần, tư tưởng chống phương Tây mạnh mẽ.
Quân đội Venezuela duyệt binh
Thứ ba, Nga và Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ trước sự can dự của Mỹ/phương Tây, tuyên bố tiếp tục hậu thuẫn, ủng hộ chính quyền Tổng thống Maduro. Về chính trị ngoại giao, chính giới Nga, Trung Quốc lên án các hành vi đảo chính của phe đối lập cũng như sự can thiệp của nước ngoài (đặc biệt là Mỹ) tại Venezuela; khẳng định sẽ ủng hộ Tổng thống Maduro bảo vệ chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế.
Tại Liên hợp quốc, Nga đối đầu Mỹ trong việc ban hành Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng bảo an liên quan đến tình hình Venezuela.
Về kinh tế, Nga, Trung Quốc cam kết tiếp thục thực hiện các dự án, thỏa thuận ký kết trước đó và hỗ trợ chính quyền Venezuela vượt qua khủng hoảng kinh tế (gửi các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật điện, dầu khí... để tham vẫn cho chính quyền Maduro tìm cách cải thiện tình hình).
Về quân sự, Nga tăng cường hiện diện quân sự thông qua điều các máy bay quân sự, máy bay ném bom chiến lược, hợp tác kỹ thuật - vũ khí quốc phòng tới Venezuela, nhằm tiến tới vô hiệu hóa chiêu bài cuối cùng của Mỹ/phương Tây can thiệp quân sự.
Link gốc bài viết tại đây.