Syria dồn dập thắng lớn: Nga hóa giải triệt để thế rắn Israel

An Bình |

Thỏa thuận đầu hàng mới nhất với lực lượng nổi dậy đặt chính phủ Syria vào thế đối mặt trực tiếp với Israel dọc theo phần lớn biên giới đầu tiên kể từ năm 2011.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã giành được quyền kiểm soát một khu vực biên giới giáp với Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng theo một thỏa thuận với phe nổi dậy được Nga làm trung gian, các nguồn tin của cả hai bên cho biết vào cuối ngày 19/7.

Phương tiện truyền thông nhà nước Syria thông tin rằng, đã đạt được một thỏa thuận cho tỉnh Quneitra ở phía tây nam và cho biết 10 xe buýt đã tiến vào một ngôi làng ở Quneitra vào cuối ngày 19/7 để giúp những chiến binh nổi dậy " từ chối giải quyết với nhà nước" di chuyển tới vùng lãnh thổ do lực lượng đối lập kiểm soát ở phía bắc.

Syria dồn dập thắng lớn: Nga hóa giải triệt để thế rắn Israel - Ảnh 1.

Quân đội Syria treo cờ tại ngọn đồi al-Haara ở Quneitra.

Một bản sao của thỏa thuận đầu hàng được gửi đến Reuters bởi một nguồn tin phe nổi dậy, cho biết thêm rằng, quân nổi dậy đã đàm phán thỏa thuận này với Nga.

Các điều khoản đầu hàng này cũng được áp dụng đối với lực lượng nổi dậy ở những nơi khác tại Syria và những người đồng ý sẽ từ bỏ các loại vũ khí hạng nặng và trung bình của họ. Những người muốn ở lại trong khu vực hiện tại chính là đã nhất trí "giải quyết" vị thế của họ với nhà nước, có nghĩa là chấp nhận sự trở lại của quy tắc của chính quyền Assad.

Những tay súng từ chối các điều khoản đầu hàng đã được di chuyển một cách an toàn đến tỉnh Idlib của phe đối lập ở phía tây bắc.

Các điều khoản của thỏa thuận đầu hàng cũng được Đài quan sát Nhân quyền Syria SOHR và một trang tin quân sự của Hezbollah Lebanon đăng tải. Bản tin này cũng cho biết một nhánh của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo vẫn đang giữ quyền kiểm soát một dải dất gần Cao nguyên Golan và nhóm này không tham gia các thỏa thuận đầu hàng.

Bước ngoặt quan trọng tại Syria

Việc nối lại quyền kiểm soát của chính quyền Syria đối với các khu vực giáp với Cao nguyên Golan của Israel, một trong những thành trì cuối cùng của phe nổi dậy, dường như là một phần của kế hoạch lớn hơn nhằm phục hồi quyền kiểm soát của ông Assad ở các khu vực biên giới.

Trong khi đó, việc không đưa các lực lượng dân quân Iran tới những vùng này đã được Israel và Hoa Kỳ liên tục tìm cách đàm phán với Moscow trong năm nay.

Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân Nga, lực lượng của ông Assad đã tràn qua Tây Nam Syria tháng trước trong một trong những chiến dịch nhanh nhất của cuộc nội chiến kéo dài 7 năm, buộc phe nổi dậy phải đầu hàng ồ ạt.

Chiến dịch này cũng đã khôi phục quyền kiểm soát của ông Assad đối với một phần quan trọng của khu vực biên giới với Jordan. Những chiến thắng này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của ông Assad – được Nga hậu thuẫn nhằm khẳng định lại quyền lực tại Syria.

Sau khi chiến dịch Tây Nam kết thúc, các quan chức cho biết trọng tâm của ông Assad có khả năng sẽ quay sang hai khu vực còn nằm ngoài tầm kiểm soát của ông.

Một là khu vực của lực lượng nổi dậy ở phía Tây Bắc - nơi sự hiện diện của các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm phức tạp bất kỳ chiến dịch quân sự nào, và các khu vực rộng lớn ở phía đông và đông bắc -được tổ chức bởi các nhóm dân quân do người Kurd lãnh đạo.

Hóa giải mũi nhọn Israel vào Iran

Trước đó, chiến dịch gần biên giới Golan đặc biệt nhạy cảm vì mối quan ngại của Israel. Israel đã ra tín hiệu rằng họ không có vấn đề gì với việc ông Assad giành lại quyền kiểm soát khu vực này chỉ khi các cố vấn quân sự Iran và các lực lượng dân quân thân Tehran không đi cùng với quân đội của ông Assad.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề này tuần trước tại Moscow, một ngày trước khi một cố vấn hàng đầu của nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei gặp ông Putin.

Đại sứ Nga tại Syria, Aleksandr Kinshchak, nói với các hãng tin Nga tại Moscow vào ngày 19/7 rằng phía nam Syria gần Israel đã không còn các nhóm liên minh với Iran.

"Vấn đề này đã được giải quyết. Tôi đã nhiều lần nghe nói từ nhiều nguồn tin khác nhau rằng không có đơn vị Shi'ite ủng hộ Iran ở phía nam Syria", hãng thông tấn nhà nước Nga TASS trích lời nói của ông.

Hoa Kỳ có thể cũng đã tham gia vào thỏa thuận này. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh với ông Putin ngày 16/ 7 tại Helsinki rằng hai nhà lãnh đạo đã đồng ý làm việc cùng nhau để giúp đảm bảo an ninh của Israel.

Israel trong năm nay đã nhiều lần cảnh báo Iran không nên tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria, và đã tiến hành một số cuộc không kích đẫm máu chống lại những gì họ nói là các vị trí và cơ sở của Iran và Hezbollah ở Syria.

Thỏa thuận đầu hàng mới nhất với lực lượng nổi dậy đặt chính phủ Syria vào thế đối mặt trực tiếp với Israel dọc theo phần lớn biên giới đầu tiên kể từ năm 2011.

Syria và Israel đã tiến hành hai cuộc chiến tranh trên biên giới, vào năm 1967 và 1973, dẫn đến việc Israel chiếm giữ Cao nguyên Golan thuộc tỉnh Quneitra của Syria. Động thái này của Israel chưa bao giờ được công nhận trên toàn thế giới.

Khi chấp nhận sự trở lại của quân đội Syria ở khu vực biên giới, Israel cho biết họ sẽ yêu cầu ông Assad tuân thủ nghiêm ngặt một thỏa thuận rút quân năm 1974- xây dựng một vùng đệm tuần tra bởi một lực lượng quan sát và hòa giải của LHQ.

Thỏa thuận đầu hàng, mà Reuters nhìn thấy, cũng bao gồm một điều khoản nói rằng cảnh sát quân sự Nga sẽ đi cùng quân đội Syria tới khu vực biên giới để đảm bảo Damascus tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn năm 1974.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại