Súng trường bắn tỉa: Quá trình lột xác từ sơ khai tới hiện đại

Trung Phạm |

Trung bình, để tiêu diệt một mục tiêu, các tay súng bắn tỉa chỉ cần tới 1,3 viên đạn, đạt hiệu suất cao hơn gấp nhiều lần so với lính bộ binh thông thường.

Các chiến binh bắn tỉa ngày nay được công nhận như một bộ phận cực kỳ quan trọng trong bất kỳ một lực lượng bộ binh hiện đại nào. Thế nhưng, điều đó không phải đã luôn luôn đúng. Thực tế, phải mất một thời gian rất dài, hiệu quả và hiệu suất tác chiến của các tay súng bắn tỉa mới được thừa nhận rộng rãi.

Vũ khí cầm tay vẫn thường được ví như người bạn đồng hành thân thiết của mỗi người lính bộ binh. So sánh này đặc biệt đúng khi nói về mối quan hệ giữa các xạ thủ bắn tỉa và khẩu súng của họ.

Kỹ thuật bắn tỉa phát triển song hành cùng với những tiến bộ về công nghệ của súng trường bắn tỉa, do đó, chúng thực sự được xem như "cánh tay nối dài" của các xạ thủ.

Một tay súng bắn tỉa được đào tạo bài bản và dày dặn kinh nghiệm là một chiến binh có hiệu quả chiến đấu đáng kinh ngạc nếu so với một lính bộ binh thông thường.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trung bình phải mất 25.000 viên đạn, một binh lính thông thường mới tiêu diệt được binh sĩ đối phương. Con số này vẫn chưa dừng ở đó mà còn liên tục tăng lên theo thời gian.

Đến Chiến tranh Triều Tiên, nó đã tăng lên gấp đôi: 50.000 viên. Ngày nay, con số đó vẫn tiếp tục gia tăng. Để tiên diệt một mục tiêu ở Afghanistan trung bình một binh sỹ phải tiêu tốn ¼ triệu viên đạn.

Thế nhưng, các tay súng bắn tỉa trung bình chỉ cần tới 1,3 viên đạn cho một mục tiêu. Hiệu quả đặc biệt ấn tượng này đạt được không chỉ qua việc rèn rũa và cải tiến kỹ thuật mà còn nhờ vào chính sự phát triển của súng trường bắn tỉa.

Hãy cùng khám phá những chiếc súng trường bắn tỉa sơ khai nhất và xem chúng đã được phát triển như thế nào qua thời gian.

Súng bắn tỉa trong cuộc nội chiến Mỹ

Cuộc nội chiến ở Mỹ được cho là đã ghi nhận sự xuất hiện của những tay súng bắn tỉa đầu tiên.

Các binh lính công dân, mà rất nhiều trong số họ từng là những thợ săn chuyên nghiệp vùng biên cương, đã sử dụng các khẩu súng trường của chính mình tham chiến với quân đội Anh.

Dù những khẩu súng bắn tỉa khi đó không hơn gì các khẩu súng săn tiêu chuẩn, nhưng kỹ thuật mà chúng được sử dụng mới để lại nhiều ấn tượng. Những cú bắn phát một hạ gục mục tiêu ở khoảng cách trên 180 m diễn ra khá phổ biến và chúng thực sự làm nản lòng Quân đội Anh vốn được trang bị các kỹ thuật tác chiến bài bản.

Tới cuộc nội chiến, các tay súng bắn tỉa được lựa chọn bởi kỹ thuật thiện xạ của họ. Họ cũng được giao trọng trách chính thức ở quân đội cả hai miền Nam – Bắc. Thời điểm này, cả súng kíp và súng trường Minié đều đã gia tăng độ chính xác lớn. Hơn nữa, trong suốt thời kỳ nội chiến, nhiều xạ thủ bắt đầu tận dụng những ống ngắm bắn sơ khai nhất để cải thiện độ chính xác.

Súng trường bắn tỉa: Quá trình lột xác từ sơ khai tới hiện đại - Ảnh 1.

Súng trường Whitworth của Anh là một trong những loại vũ khí tốt nhất và được binh lính hai miền Nam, Bắc săn lùng nhiều nhất trong cuộc nội chiến Mỹ. Ảnh: American Rifle Man

Với các xạ thủ của quân đội miền Bắc (Union), vũ khí phổ biến nhất giai đoạn này là súng trường Sharps. Những khẩu súng trường nạp đạn từ miệng nòng này đòi hỏi các tay súng phải đứng thẳng khi nạp loạt tiếp theo khiến vị trí của họ dễ bị phát hiện và bị tấn công.

Trong khi đó, quân đội miền Nam (Confederate) lại ưa chuộng loại súng trường Whitworth của Anh. Mặc dù loại súng này rất hiếm nhưng với nòng và đạn có hình lục giác đặc trưng khiến nó trở thành loại súng trường chính xác nhất thời đó và có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 1,6 km.

Bằng chính loại súng này, một tay súng bắn tỉa của quân đội miền Nam đã hạ gục Tướng John Sedgwick của quân miền Bắc từ khoảng cách trên 1,2 km trong trận Spotsylvania.

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới

Chiến tranh Thế giới thứ Nhất chứng kiến sự phát triển và hệ thống hóa rất nhiều kỹ thuật được các tay súng bắn tỉa sử dụng cho tới tận ngày nay. Những cải tiến này được hỗ trợ thêm bởi chính những phát triển của súng trường bắn tỉa.

Đến năm 1914, súng trường lên đạn từng viên đã hoàn hảo và được trang bị cùng hộp tiếp đạn từ 5-10 viên.

Lúc này, các viên đạn được sử dụng có caliber nhỏ hơn thời nội chiến ở Mỹ, khí động lực tốt hơn và được đẩy bằng thuốc không khói. Điều đó có nghĩa là các súng trường bắn tỉa có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách trên 900 m và các tay súng có thể tránh bị phát hiện dễ dàng hơn.

Theo mặc định, những khẩu súng trên cũng thường được trang bị kèm theo ống ngắm. Đi tiên phong về công nghệ quang học, nước Đức ban đầu giữ vị thế thống lĩnh chiến trường khi trang bị 20.000 khẩu có ống ngắm cho các xạ thủ tốt nhất của mình.

Tuy nhiên, sau đó Mỹ cũng dần bắt kịp với việc đưa vào sử dụng ống ngắm Warner và Swasey có độ khuếch đại gấp 6 lần, gắn trên khẩu M1903 Springfield .30-06 caliber. Loại vũ khí này nhìn khá lạ lẫm và có phần bất tiện khi sử dụng nhưng lại có độ khuyếch đại tốt, qua đó cải thiện độ chính xác cao.

Súng trường bắn tỉa: Quá trình lột xác từ sơ khai tới hiện đại - Ảnh 2.

Các khẩu súng trường được sử dụng trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Ảnh: Small Wars Journal

Đến Chiến tranh Thế giới thứ Hai, ốngngắm đã thực sự phát triển và đủ sức mạnh đáp ứng các yêu cầu triển khai lâu dài. Ống ngắm Lyman Alaskan có độ khuyếch đại 2,5 lần được gắn trên khẩu M1.30-06 tiêu chuẩn và ống ngắm Unertl có độ khuyếch đại gấp 10 lần vẫn được gắn trên khẩu M1903 Springfield.

Các tay súng bắn tỉa thường vẫn được xem như những con sói đơn độc nhưng Thế chiến thứ Hai lại chứng kiến sự triển khai ở quy mô lớn theo trung đội và các đơn vị hiệp đồng khác. Ở mặt trận Thái Bình Dương, các tay súng bắn tỉa thường hành động như những lực lượng trinh sát thọc sâu, loại bỏ các ụ súng máy và các tay súng bắn tỉa của đối phương trước mỗi đợt tấn công lớn.

Từ chiến tranh Triều Tiên đến thời hiện đại

Cuộc chiến lớn tiếp theo có sự can dự của Quân đội Mỹ là chiến tranh Triều Tiên. Mặc dù súng trường bắn tỉa và các kỹ thuật đi kèm vẫn không ngừng được cải thiện nhưng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, các tay súng bắn tỉa phần nào đó bị lu mờ bởi hỏa lực súng máy và pháo binh.

Phải cho tới tận khi Mỹ tham chiến tại Việt Nam, vai trò của các khẩu súng bắn tỉa mới lại được khôi phục. Giai đoạn này, nổi bật nhất phải kể đến súng máy hạng nặng M2 .50 caliber, loại đã lập kỷ lục bắn xa nhất lịch sử: 2.286 m.

Hiệu quả sử dụng của súng bắn tỉa đã được quân đội Mỹ thừa nhận khi vào năm 1990 quyết định mua BMG M82 Barrett .50 caliber cho nhiệm vụ bắn tỉa và sau này được chuẩn hóa thành M107.

Kỷ lục trên được giữ vững cho tới tận năm 2002 khi một tay súng bắn tỉa người Canada sử dụng khẩu MacMillan Tac-50 bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa hơn 24 m.

Súng trường bắn tỉa: Quá trình lột xác từ sơ khai tới hiện đại - Ảnh 3.

Một tay súng bắn tỉa người Canada đã phá kỷ lục thế giới với cú bắn xa 3.540 m. Ảnh minh họa: Small Wars Journal

Hiện nay, kỷ lục bắn tỉa thành công đạt tới ngưỡng khó tin: 3.540 m, cũng được lập bởi một người Canada khi tham gia cuộc chiến chống ISIS tại Iraq.

Súng trường bắn tỉa sẽ còn tiếp tục phát triển và phần lớn cải tiến trong những năm gần đây tập trung vào ống ngắm. Chỉ thị laser, giá đỡ, ống ngắm khuếch đại lớn và kính nhìn đêm, tất cả đã làm gia tăng thêm khả năng cho các tay súng bắn tỉa tiêu diệt mục tiêu ở những môi trường nhiều thách thức.

Tuy nhiên, tính từ cuộc nội chiến ở Mỹ đến nay, công nghệ này cũng chỉ giữ vai trò phụ trợ cho các chiến binh bắn tỉa chứ chưa bao giờ thay thế được vai trò của họ. Chính các kỹ năng mới biến binh lính bắn tỉa trở thành những xạ thủ thực thụ chứ không phải thứ vũ khí mà họ sử dụng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại