Giờ đây, kỹ xảo điện ảnh không phải là điều gì quá xa lạ đối với những mọt phim trên thế giới. Có thế nói, đó là 1 phần không thể thiếu đối với hầu hết mọi bộ phim, cho dù là tình cảm, tâm lý đến hành động, viễn tưởng...
Kỹ xảo điện ảnh giúp cho bộ phim hoành tráng hơn, đã mắt hơn. Thỏa mãn được yêu cầu về "con mắt" cũng như cho phép đạo diễn, ekip làm phim thỏa sức sáng tạo. Và một trong những chía khoác vàng của kỹ xảo điện ảnh chính là những chiếc phông xanh.
Nó được coi là mắt xích quan trọng đối với các nhà làm phim, giúp họ hiện thực hóa những điều không thể thành có thể.
Phông xanh (Blue or Green Background) là những tấm vải màu xanh lá cây hoặc xanh nước biển, được đặt đằng sau vị trí diễn xuất của diễn viên hoặc chủ thể cần tạo hiệu ứng. Từ đó, các nhân vật sẽ diễn xuất trên nền là phông xanh.
Đến thì xử lý hình ảnh hậu kỳ, các chuyên gia sẽ thay thế các mảng phông xanh đó bằng các hình ảnh, khung cảnh phù hợp với yêu cầu cũng như nội dung của bộ phim.
Khi nhìn ở vài góc độ, nếu có nói sức mạnh của phông xanh quyết định đến sự thành bại của cả bộ phim chắc cũng không ngoa. Thay vì phải di chuyển hàng trăm người di chuyển hết từ nơi này đến chốn kia chỉ để thực hiện 1 vài cảnh quay phụ, công nghệ này sẽ giúp chúng ta làm tất cả điều đó trong phim trường.
Không những thế, phông xanh còn giúp đạo diễn, ekip làm phim hạn chế được tối đa những tác động không mong muốn từ ngoại cảnh như mưa, bão, động đất... hay kể cả tối ưu được những yêu cầu về thời gian.
Đóng 1 vai diễn mùa hè giữa mùa đông lạnh giá ở trong phim trường đương nhiên dễ chịu hơn việc lặn lội và cố sức làm việc đó giữa thiên nhiên. Dù vậy, để chất lượng bộ phim không đi xuống, thì việc các diễn viên bắt buộc phải thuộc dạng cứng, có năng lực hơn.
Và đối với các bộ phim giả tưởng về khoa học vũ trụ thì phông xanh chính là yếu tó sống còn. Không đoàn làm phim nào đủ kinh phí cũng như năng lực đem hàng trăm con người (chưa kể máy móc, thiết bị) lên không gian vũ trụ đóng phim cả!
Theo ghi nhận từ trang bách khoa toàn thư Wikipedia, phông xanh xuất hiện khá sớm, vào những năm 1930. Nhưng để được ghi nhận là thành công thì phải chờ đến tận những năm 1940, trong bộ phim The Thief of Bagdad của đạo diễn Michael Powell.
Và tính cho đến nay, đã hơn 80 năm trôi quá, phông xanh vẫn giữ được giá trị không thể thay thế và sức mạnh bá đạo của mình trong từng cảnh quay. Thậm chí có người từng nói: "Nếu không có phông xanh thì cũng không có khái niệm về kỹ xảo điện ảnh".
Tham khảo nhiều nguồn