7 bộ phận trên cơ thể con người có thể thiếu

Minh Vy |

(Soha.vn) - Mất 1 bên lá phổi hay 1 quả thận không ảnh hưởng tới tuổi thọ của một người.

1. Phổi

Con người vẫn có thể tồn tại dù một bên lá phổi bị cắt bỏ. Lúc này, lá phổi còn lại sẽ phồng lên để lấp vào khoảng trống.

Theo Tiến sĩ Len Horovitz, chuyên khoa phổi tại bệnh viện Lenox (Mỹ), sống với một lá phổi thường không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày hoặc tuổi thọ của một người, tuy nhiên, họ sẽ không đủ khả năng luyện tập ở mức độ căng thẳng như những người còn nguyên vẹn 2 lá phổi.

2. Thận

Tất cả chúng ta đều biết cơ thể mỗi người gồm 2 quả thận, tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta chỉ cần một quả thân là đủ để tồn tại.

Có rất nhiều người từ khi chào đời đã chỉ có 1 quả thận hoặc 1 quả thận của họ đã bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật hoặc tham gia hoạt động từ thiện hiến thận.

Nhìn chung, theo Quỹ thận quốc gia (NKF), người chỉ có 1 quả thận xuất hiện rất ít hoặc không có vấn đề gì về sức khỏe và có mức tuổi thọ bình thường.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

3. Lá lách

Lá lách giữ chức năng lọc móc và giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Thế nhưng, lá lách cũng không phải là một bộ phận thật sự cần thiết cho sự tồn tại của con người. Nếu bị tổn hại, lá lách vẫn có thể được cắt bỏ nhưng tất nhiên, người không có lá lách sẽ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng.

4. Các cơ quan sinh sản

Phụ nữ có thể phải cắt bỏ tử cung trong quá trình điều trị ung thư, u xơ tử cung, đau vùng chậu mãn tính hoặc vì một vài lý do khác.

Theo thống kê của Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, tại Mỹ, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung năm 60 tuổi.

Tương tự như phụ nữ, quá trình điều trị ung thư tinh hoàn ở đàn ông cũng có thể buộc họ phải cắt bỏ tinh hoàn.

5. Dạ dày

Một số người phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày trong quá trình điều trị ung thư. Trong quá trình hồi phục, dưỡng chất được truyền vào cơ thể họ thông qua một ống truyền trong nhiều tuần.

Sau đó, họ có thể ăn hầu hết các loại đồ ăn nhưng cần chia ra thành nhiều bữa nhỏ và uống thuốc bổ nếu gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin.

6. Ruột già

Trong quá trình điều trị ung thư ruột già hoặc bệnh Crohn, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ ruột già. Trong một số trường hợp, đây cũng là một cách phòng ung thư ruột già.

Con người có thể sống mà không cần ruột già nhưng họ sẽ cần đeo một chiếc túi lớn bên ngoài cơ thể để chứa “chất thải”.

Tuy nhiên, theo Mayo Clinic tại Mỹ, người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật tạo một túi nhỏ trong ruột non để đảm nhiệm chức năng của ruột già. Như vậy, việc phải đeo túi đựng chất thải bên ngoài cơ thể là không cần thiết.

7. Ruột thừa

Ruột thừa là một bộ phận hình ống, khá nhỏ. Chức năng thật sự của bộ phận này vẫn chưa rõ ràng. Hiện tại, ruột thừa vẫn có thể được cắt bỏ nếu gây viêm hoặc nứt vỡ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại