Sự thay đổi ngoạn mục của Ban Thường vụ Bộ Chính trị TQ khóa mới so với các thế hệ trước

Tất Đạt |

Ban thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc khóa 19 đã có những thay đổi khác biệt so với các thế hệ lãnh đạo trước, đặc biệt so với thời Mao Trạch Đông.

Nền tảng học vấn đa dạng

Lớp lãnh đạo thế hệ mới nhất của Trung Quốc hiện nay không còn đa phần là kĩ sư công nghệ mà là những chuyên gia chính trị, nhà kinh tế và nhà lý luận kì cựu.

Cụ thể, một thập kỉ trước, khi Bắc Kinh chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 8 trên 9 thành viên chủ chốt của đảng Cộng sản Trung Quốc là những chuyên gia kĩ thuật hoặc nghiên cứu lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Nhưng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới được công bố hôm thứ Tư (25/10) vừa qua, không người nào thuộc tầng lớp "kỹ trị" (chuyên gia kĩ thuật tham gia chính trị).

Chủ tịch Tập Cận Bình, tuy có bằng kỹ sư hóa học tại Đại học Thanh Hoa, nhưng từ khi tốt nghiệp, ông không còn theo đuổi ngành này mà gia nhập đảng, học sâu hơn về chủ nghĩa Marx và giáo dục chính trị.

Trong số các ủy viên khác của Ban Thường vụ, có hai người nghiên cứu giáo dục chính trị và những thành viên còn lại học các ngành quản lý, triết học, chính trị và luật.

Nền tảng học vấn của mỗi người cũng khác nhau. Ông Uông Dương từng là công nhân của nhà máy thực phẩm và tới năm 1992, ông giành được tấm bằng quản lý ở một trường đảng. Lúc đó, ông là Thị trưởng tỉnh An Huy.

Sự thay đổi ngoạn mục của Ban Thường vụ Bộ Chính trị TQ khóa mới so với các thế hệ trước - Ảnh 1.

Ông Ôn Gia Bảo khi còn là sinh viên tại Đại học Địa chất Trung Quốc. Ảnh: Chinatoday

Cũng trong khoảng thời gian này, ông Vương Hỗ Ninh đã là Trưởng khoa chính trị quốc tế của trường Đại học Phục Đán.

Những nhà lãnh đạo dưới thời Mao Trạch Đông hầu hết đều xuất thân từ quân đội, nông dân. Nhưng khi mặt bằng học vấn ngày càng phát triển, Trung Quốc càng cần nhiều chính trị gia có hiểu biết về khoa học kĩ thuật.

Để củng cố công cuộc công nghiệp hóa, ĐCSTQ đã cải tổ hệ thống trường đại học trong những năm 1950, phỏng theo mô hình của Liên Xô bằng cách tăng số lượng trường kỹ thuật, giảm các ngành học xã hội.

Vì lẽ đó, trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2007, hầu như tất cả các lãnh đạo trong Ban Thường vụ đều là chuyên gia khoa học tự nhiên.

Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là một kỹ sư thủy lợi trong khi cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo là chuyên gia ngành kỹ thuật địa chất.

Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân là kỹ sư ngành điện và từng thực tập tại một nhà máy ô tô ở Moscow, Nga.

Thế hệ lãnh đạo mới

Nhưng trong số các nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm - những người sinh ra trong thập niên 50 và học đại học sau Cách mạng Văn hoá, ít người có nền tảng về khoa học kĩ thuật.

Với một bằng luật và một bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, ông Lý Khắc Cường là ủy viên duy nhất của Ban Thường vụ học ngành xã hội ở bậc đại học.

Trên thực tế, trong nhiệm kì đầu tiên của ông Tập, người có bằng kĩ sư duy nhất là ông Du Chính Thanh.

Theo Tao Yu, một nhà xã hội học chính trị tại Đại học miền Tây Australia, đối với những quan chức Trung Quốc – những người dành hàng chục năm trên con đường chính trị - kinh nghiệm quản lí quan trọng hơn nền tảng học vấn.

Đại biểu tham dự Đại hội ĐCSTQ được lựa chọn như thế nào?

Hiện nay, ban lãnh đạo Trung Quốc ngày càng chuộng những nhân tố có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm với vấn đề quốc tế.

Đội ngũ cán bộ trẻ của Trung Quốc đang hoạt động trong các doanh nghiệp nhà nước và những ban ngành cấp dưới của chính phủ, nơi họ dần làm quen với việc tạo lập kế hoạch kinh tế và ngoại giao.

"Họ chưa có quyền quyết định, nhưng họ đã và đang tham gia vào quá trình tạo lập chính sách. Họ đang đóng vai trò cầu nối để giúp ông Tập mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tới toàn cầu," ông Tao nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại