Sự thật về những viên kim cương 'siêu sâu' từ xác sinh vật trong lòng đất

Hoàng Dung |

Những viên kim cương nằm ở các vị trí sâu trong lòng đất có thành phần từ những sinh vật sống ở độ sâu khoảng 400 km từ bề mặt Trái Đất.

Sự thật về những viên kim cương siêu sâu từ xác sinh vật trong lòng đất - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia phát hiện ra 2 loại kim cương quý nhất thế giới hình thành từ xác những sinh vật sống ở cách bề mặt Trái Đất hàng trăm km.

Những viên kim cương siêu sâu trong lòng đất, siêu quý hiếm có thành phần từ chất hữu cơ. Đó là những báu vật được giải phóng ra trong các vụ phun trào dữ dội.

Hầu hết kim cương tự nhiên hình thành trong lớp phủ của Trái Đất ở độ sâu khoảng 150 km, áp suất cực cao và nhiệt độ vượt quá 1.482 độ C. Những điều kiện này khiến các nguyên tử cacbon bị đông lạnh, tạo thành kim cương.

Có ba loại kim cương tự nhiên chính, đó là kim cương 'thạch quyển', 'đại dương' và 'lục địa siêu sâu' cực hiếm. Thạch quyển hình thành ở độ sâu khoảng 130 và 200 km là phổ biến nhất, chiếm 99% tổng số kim cương khai thác. Đây là loại phổ biến nhất và có lẽ là loại kim cương bạn tìm thấy trên nhẫn đính hôn.

Kim cương đại dương được tìm thấy trong đá đại dương. Trong khi kim cương lục địa siêu sâu hình thành ở độ sâu hơn 300 km bên dưới lớp vỏ lục địa.

Tất cả ba loại kim cương là hỗn hợp khác nhau của cacbon hữu cơ và vô cơ. Kim cương được hình thành từ cacbon hữu cơ cho thấy chúng có nguồn gốc từ những sinh vật sống.

Tiến sĩ Luc Doucet tại Đại học Curtin, tác giả nghiên cứu cho biết cả kim cương đại dương và lục địa siêu sâu đều có thành phần cacbon hữu cơ, là những gì còn sót lại ở các sinh vật từng sống sâu trong Trái Đất.

Một số viên kim cương được đưa đến thạch quyển trở thành lõi của một viên kim cương vô cơ, có đồng vị khớp với kim cương thạch quyển. Điều này giải thích tại sao việc xác định thành phần hữu cơ của kim cương lục địa siêu sâu khó khăn hơn và thành phần hữu cơ thay đổi.

Luc Doucet cho biết: "Động cơ của Trái Đất thực sự biến carbon hữu cơ thành kim cương ở độ cao hàng trăm km dưới bề mặt. Đá bong bóng từ lớp phủ sâu của Trái Đất đã mang những viên kim cương trở lại bề mặt qua các vụ phun trào dữ dội để con người có cơ hội chiêm ngưỡng loại đá quý bậc nhất được nhiều người săn lùng".

Đối với các nhà khoa học, nghiên cứu này không chỉ cung cấp một mô hình giải thích sự hình thành và vị trí của ba loại đá quý, mà nó còn giúp hiểu được chu kỳ cacbon của hành tinh, đồng thời có khả năng mở ra nhiều bí mật hơn của Trái Đất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại