Tào Tháo là một nhân vật huyền thoại được nhắc đến trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”. Sử sách ghi chép ông là một nhà văn, đồng thời là một nhà chiến lược quân sự thiên tài. Tuy nhiên, Tào Tháo cũng là một “chuyên gia về mộ cổ”, theo nguồn tin lịch sử, Tào Tháo có một đội quân đặc biệt chuyên về đào mộ cổ, chính đội quân này cũng đào mộ cho ông. Đây là minh chứng cho thấy vẫn còn nhiều điều "bí ẩn" về Tào Tháo.
Tuy nhiên, vào năm 2009, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ ở An Dương, tỉnh Hà Nam. Các chuyên gia xác định đây là ngôi mộ được xây dựng từ nghìn năm trước. Sau khi nghiên cứu so sánh tư liệu, các chuyên gia đã xác định ngôi mộ bí ẩn này có thể là lăng mộ của Tào Tháo.
Tào Tháo là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa
Tào Tháo là một nhân vật quan trọng trong Tam Quốc. Mộ Tào Tháo được "chôn cất bí mật" trong hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, từ các tài liệu lịch sử và khám phá khảo cổ, một chuyên gia nói: “Tào Tháo không phải là truyền thuyết lịch sử, điều này không phải là bí mật, chỉ là Táo Tháo được chôn cất ở đâu”.
Theo ghi chép của "Tam quốc chí", vào năm 220 sau Công nguyên, Tào Tháo đã qua đời ở Lạc Dương, nơi chôn cất của ông được chọn ở vùng núi phía tây Nghiệp Thành (huyện Lâm Chương - Hà Bắc ngày nay). Mộ Tào Tháo không có quây đất xây lăng. Hơn nữa, không có đồ trang sức bằng vàng và bạc được chôn trong lăng mộ, không chôn theo vàng bạc châu báu, cũng không xây dựng điện tế nguy nga kiên cố nhằm tránh sự dòm ngó của những kẻ trộm mộ.
Đến đời nhà Tống, Tào Tháo bị phỉ báng và bị coi là gian hùng. Không ai biết mộ thật ở đâu, nhưng nghi vấn 72 ngôi mộ giả lại được lan truyền trong dân gian. Người ta tin rằng Tào Tháo vì quá đa nghi nên đã cho xây 72 ngôi mộ giả để đánh lạc hướng đời sau không xâm phạm nơi mình yên nghỉ.
Sau đó, khi tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" được lan truyền trong dân gian, ngôi mộ của Tào Tháo lại tiếp tục trở thành một bí ẩn. Tuy nhiên, người ta cho rằng có lẽ Tào Tháo đã tự sắp xếp nơi an táng cho mình.
Vào năm 219, trước khi qua đời, Tào Tháo nói trong" Di lệnh" rằng việc an táng cho ông phải thật đơn giản, khâm liệm bằng quần áo bình thường, và không chôn bất kỳ đồ trang sức nào. Tào Phi và Tào Thực đã theo ý nguyện của cha đã thực hiện chôn cất Tào Tháo ở phía tây Nghiệp Thành. Trong lịch sử về ký sự Tư Mã Ý cũng giới thiệu việc ông hộ tống linh cữu Tào Tháo đến phía tây Nghiệp Thành an táng.
Phiến đá khắc chữ về Ngụy Vũ Vương.
Tuy nhiên, đối với những nghi ngờ của mọi người, các tài liệu lịch sử của các triều đại sau này không được ghi lại. Có lẽ có những ghi chép đặc biệt về các tài liệu lịch sử liên quan đến mộ Tào Tháo chưa được khám phá?
Điều khó hiểu hơn nữa là tác giả La Quán Trung cũng đã viết về nghi vấn lăng mộ Thào Táo trong cuốn “Tam quốc diễn nghĩa”, dù có ghi chép về việc ông được chôn cất ở An Dương. Vào triều đại nhà Thanh, nhà văn Bồ Tùng Linh cũng viết trong tác phẩm "Tào Tháo mộ," cũng cho biết về việc xây dựng 72 ngôi mộ của Tào Tháo.
Điều này càng có thêm bằng chứng cho thấy tính cách đa nghi và gian hùng của nhân vật nổi tiếng này. Các quan lại và người dân qua nhiều triều đại cũng đều lưu truyền bí ẩn về lăng mộ Tào Tháo. Vì vậy ngôi mộ của ông càng thêm bí ẩn hơn.
Các học giả nghi ngờ tính chân thực của lăng Tào Tháo ở Cao Lăng.
8 nghi vấn về lăng mộ của Tào Tháo
Sau khi phát hiện ra lăng mộ được cho là của Tào Tháo ở Hà Bắc (Trung Quốc), một số học giả đã nghi ngờ đây không phải lăng mộ của ông.
Các học giả đã nghi vấn 8 khía cạnh sau đây:
1. Một số học giả tin rằng lăng mộ của Tào Tháo và lăng mộ của Cao Vũ giống nhau khi được xây cất trên đồi cao, được chôn cất với hình thức “bạc táng” khác biệt với lăng mộ của vua hay hoàng đế lúc bấy giờ.
2. Một số học giả tin rằng khu mộ của Tào Tháo ở An Dương, tuy nhiên đây không thể được sử dụng làm bằng chứng thuyết phục mạnh mẽ.
3. Một số học giả đã suy luận từ nghiên cứu về hệ thống nghi lễ thời Tam Quốc rằng Cao Lăng không phải là lăng mộ của Tào Tháo, cho dù đó là đồ vật, hình thức và định hướng lăng mộ.
Thông số kỹ thuật và ước tính tuổi từ bộ xương nghi vấn ở bên trong lăng mộ, có thể đây là nơi yên nghỉ của con trai Tào Tháo. Tuy nhiên, ông có lẽ không được chôn cất ở đây, vì trong lăng mộ này có nhiều phòng trống.
4. Một số nhà sử học còn suy luận thêm rằng Cao Lăng là nơi yên nghỉ của Cao Vũ (một lãnh chúa thời bấy giờ), không phải là lăng mộ của Tào Tháo.
5. Chuyên gia nghiên cứu lăng mộ tin rằng từ các di tích văn hóa được khai quật trong lăng mộ Cao Lăng, không có đủ bằng chứng cho thấy sự liên quan tới Tào Tháo.
6. Ngoài ra còn có các học giả chuyên nghiên cứu về lăng mộ của Tào Tháo còn tin rằng lăng mộ của ông không phải đơn lẻ mà bao gồm nhiều ngôi mộ khác nhau, có thể là của những tướng lĩnh thân tín.
7. Trong khi đó, một nhà khảo cổ học tin rằng ngôi mộ này chính là lăng mộ của Tào Tháo.
Những hiện vật ở đền thờ Tây Môn Báo.
8. Dựa trên kết quả phân tích từ hiện vật, một nhà sử học phát hiện ra rằng ngôi mộ là ngôi mộ của Ngũ Hồ tướng, một vị tướng cùng thời với Cao Vũ.
Liên quan đến nghi vấn về lăng mộ của Tào Tháo, các nhà khảo cổ học tin rằng khảo cổ học là một công việc nghiêm ngặt và không nên bị can thiệp bởi những thứ khác.
Dựa trên hình dạng, cấu trúc và đặc điểm chôn cất kết hợp với những tài liệu lịch sử, các chuyên gia tin rằng lăng mộ được xây dựng từ thời Đông Hán cách đây gần 2.000 năm, chủ nhân của ngôi mộ rất có thể là Tào Tháo.
Có 5 khía cạnh mà các chuyên gia lấy cơ sở cho rằng đây là lăng mộ Tào Tháo:
Thứ nhất, các ngôi mộ có quy mô lớn và chiều dài khoảng 60 mét. Hình dạng và cấu trúc của các phòng trong lăng mộ được xây cất bằng gạch giống như các ngôi mộ của triều đại nhà Hán và Ngụy, trên thực tế cũng phù hợp với yêu cầu chôn cất “bạc táng” của Tào Tháo.
Thứ hai, các hiện vật như cổ vật và phù điêu bằng đá khai quật từ lăng mộ phù hợp với thời đại nhà Hán và Ngụy..
Thứ ba, vị trí của các lăng mộ hoàn toàn phù hợp với các ghi chép trong tài liệu và các văn bia được khai quật.
Thứ tư, nhiều chuyên gia cho rằng, do lo sợ kẻ thù hoặc mộ tặc có thể xâm phạm nơi yên nghỉ của cha nên Tào Phi đã ra lệnh phá hủy đi các di tích ở trên bề mặt của ngôi mộ.
Thứ năm, kết quả phân tích tuổi xương của hài cốt nam được tìm thấy trong lăng mộ cho hay người này khi qua đời khoảng 60 tuổi, và điều này khá là tương thích với với Tào Tháo (qua đời ở tuổi 66).
Dù có không ít phát hiện về các di chỉ khảo cổ được cho là có liên quan tới Tào Tháo, nhưng tới nay, các chuyên gia, nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm thấy lăng mộ thật của ông.
Tham khảo ảnh/nguồn: Quilishi