Sự thật phũ phàng về 'sự thân thiện môi trường' của chiếc cốc giấy, đây mới là điều mọi người nên làm

Bích Câu |

Cốc giấy đương nhiên là dễ phân hủy hơn cốc nhựa, nhưng một nghiên cứu đã chỉ ra mặt trái phũ phàng về loại vật dụng này.

* Hỏi: Dấu chân carbon của một chiếc cốc giấy so với một chiếc cốc nhựa cùng thể tích là bao nhiêu?

Sự thật phũ phàng về 'sự thân thiện môi trường' của chiếc cốc giấy, đây mới là điều mọi người nên làm- Ảnh 1.

Ảnh: The Guardian.

* Đáp: Dấu chân carbon của một chiếc cốc giấy là khoảng 110 gram CO2, trong khi đó, một chiếc cốc nhựa phát sinh từ 10 gram đến 30 gram CO2.

Dấu chân carbon là lượng khí thải carbon dioxide (CO2) phát sinh từ quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu hủy một sản phẩm. Trong trường hợp của cốc giấy và cốc nhựa, quá trình này bao gồm việc khai thác nguyên liệu để tạo ra giấy hoặc nhựa, chế tạo cốc từ giấy hoặc nhựa, vận chuyển cốc đến người tiêu dùng, và cuối cùng là tiêu hủy cốc sau khi sử dụng. 

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên The Guardian, mỗi bước trong quá trình nêu trên đều phát sinh lượng CO2 nhất định, và tổng cộng, một chiếc cốc giấy phát sinh ra khoảng 110 gram CO2, trong khi một chiếc cốc nhựa chỉ phát sinh từ 10 gram đến 30 gram CO2.

Lâu nay, cốc giấy thường được coi là "thân thiện môi trường" hơn cốc nhựa vì lý do chính là khả năng phân hủy tự nhiên tốt hơn rất nhiều và tạo ra rất ít hạt vi nhựa.

Dù vậy, mỗi khi chúng ta sử dụng một chiếc cốc giấy hoặc cốc nhựa, chúng ta đang góp phần vào việc thải ra khí CO2, một khí gây hiệu ứng nhà kính, vào không khí. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu, một vấn đề mà toàn thế giới đang phải đối mặt.

Vì vậy, để bảo vệ môi trường thì tốt nhất không phải là lựa chọn loại nào, mà là giảm thiểu việc sử dụng cả cốc giấy và cốc nhựa dùng 1 lần, từ đó có thể giúp chúng ta giảm lượng khí thải CO2. 

Tham khảo: The Guardian

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại