Trong phim kinh dị Trung Quốc, máu giả chính là một đạo cụ không thể thiếu. Những nguyên liệu chủ yếu được các đoàn phim sử dụng để tạo ra máu giả là chất màu, mật ong, nước hoặc rượu.
Máu giả thường được tạo ra từ chất màu, mật ong, nước và rượu.
Trong đó, mật ong giúp máu giả có độ kết dính, trông giống thật. Nếu quay phim vào mùa đông, thì pha thêm rượu, làm như vậy sẽ giúp máu giả không bị đông nhanh.
Máu giả ngoài được tạo ra từ chất màu đỏ, còn có thể hòa thêm chất màu xanh lá cây, màu vàng...
Một chuyên gia hóa trang Trung Quốc chia sẻ: "Màu máu thực ra cũng cần phải nghiên cứu kỹ, vì sau khi máu ra khỏi cơ thể người, màu sắc sẽ thay đổi. Khi vừa chảy ra máu sẽ có màu đỏ tươi. Nhưng sau một thời gian, máu sẽ dần dần chuyển đen. Lúc này, cần hòa thêm một ít chất màu xanh lá cây".
Một đạo cụ khác cũng thường xuyên xuất hiện trong phim kinh dị đó là các vật thể bị nôn ra. Theo chia sẻ, chúng đa số đều được làm từ bã đậu phụ hoặc canh đậu xanh.
Khi quay cảnh cắt cổ, một lớp da bằng silicon sẽ được dán lên cổ diễn viên.
Với những cảnh cắt cổ trong phim, diễn viên sẽ dán một lớp da mỏng bằng silicon lên cổ, bên trong giấu nhiều ống chứa máu giả cực nhỏ.
Khi đạo diễn hô quay, diễn viên sẽ dùng dao cắt lên lớp da silicon, làm những ống máu bị đứt, máu giả từ đó sẽ phun ra, tạo nên hiệu ứng máu bắn tung tóe khắp nơi.
Khi quay cảnh rạch da đầu, cắt lìa tay diễn viên chỉ cần thể hiện vẻ mặt đau đớn gớm ghiếc, việc còn lại thuộc về những bộ phận cơ thể bằng silicon và nhân viên hậu kỳ.
Diễn viên được mặc sẵn những bộ phận silicon giả như thế này, sau khi quay xong, nhân viên hậu kỳ sẽ sử dụng công nghệ kỹ xảo để xử lý hình ảnh.
"Quay phim kinh dị không thể thiếu các bộ phận cơ thể giả làm từ silicon, những cảnh thi thể ngôn ngang, moi tim rạch bụng trên màn ảnh đều được tạo ra nhờ silicon", chuyên gia hóa trang chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng có những cảnh quay không thể dựa vào silicon mà phải sử dụng kỹ xảo máy tính. Vì dụ với những cảnh nhân vật bị mất nửa người, diễn viên sẽ sơn lên cơ thể một lớp sơn màu xanh lam hoặc xanh lá cây. Sau đó nhân viên hậu kỳ sẽ sử dụng kỹ xảo để xử lý, tạo nên cảnh tượng người chỉ còn một nửa.
Việc hóa trang các vết sẹo, vết thương trong phim kinh dị cũng đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Những vết thương gây ra do nguyên nhân khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ vết thương bị dao đâm sẽ khác vết thương bị súng bắn, pháo nổ...
Quá trình hóa trang một vết thương trên mặt.
Đầu tiên, nhân viên hóa trang sẽ dán những miếng silicon mỏng như da thật lên người diễn viên. Sau đó, họ sẽ sử dụng các loại bút để vẽ lên lớp silicon đó, tạo nên hình ảnh vết thương y như thật. Theo tiết lộ, việc hóa trang một vết thương to bằng ngón tay cái cũng có thể tiêu tốn đến nửa tiếng đồng hồ.
Chuyên gia hóa trang cũng chia sẻ trong các bộ phim ma, những diễn viên được chọn làm ma nữ đều phải có thân hình cao gầy và cặp mắt to. "Vai ma nữ rất đáng sợ, hoặc là trắng bệch xấu xí, hoặc là máu me đầy người, nên rất nhiều diễn viên không muốn nhận vai này" ông cho biết.