Internet luôn tràn ngập những bức ảnh thú vị khiến người xem phải nhìn đi nhìn lại vì không tin vào mắt mình. Với sự phát triển của Photoshop và các công cụ chỉnh sửa ảnh, đúng là "cái quái gì cũng có thể xảy ra trên mạng".
Cách đây 1, 2 năm, những bức hình selfie cùng cá mập xuất hiện rầm rộ trên mạng. Nhiều người nhìn phát và cho rằng nó thực sự là thật rồi truyền tay nhau khiến cả cộng đồng mạng chao đảo.
Tuy nhiên, những bức ảnh như vậy chỉ lừa được cư dân mạng thông thường thôi, còn các "thánh" chỉnh sửa anh nhìn phát là bóc phốt ra được liền.
1. Selfie cùng cá mập
Năm 2014, trang tin World News Daily Report có đăng tải một bài báo gây chấn động mạng xã hội với câu chuyện một chàng trai sống tại Oregon, Mỹ bị cá mập tấn công trong khi đang đi hưởng tuần trăng mật tại Florida. Bài báo đó có đi kèm với một bức ảnh anh ta selfie cùng con cá mập.
Có vẻ như theo câu chuyện và bức hình, ngay sau khi chụp ảnh xong, anh chàng này đã bị con cá mập tấn công.
Tình tiết câu chuyện được kể lại như sau: Sau khi bị tấn công, những người tuần tra bờ biển đã đưa anh chàng này lên thuyền và chở vào bờ, trước khi nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu. Con cá mập đã cắn rách đùi chàng thanh niên. Anh ta bị mất rất nhiều màu.
Chàng trai mới cưới đã chết ngay trên đường tới bệnh viện do vết thương quá nặng, trong vòng tay của người vợ.
Bức ảnh nhanh chóng được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Ai ai cũng tin rằng đó là thật. Tuy nhiên, sau đó người ta mới biết tấm hình selfie đó chỉ là một bức ảnh ghép: một là từ tấm hình của Pete Wentz nhóm Fall Out Boy đang bơi trong bể bơi, hai là từ tấm hình một con cá mập.
Cũng không ai hiểu tại sao trang báo kia lại đưa hình ảnh này lên cả, thậm chí họ còn đăng cả bức hình vợ chồng anh chàng này chụp trước đám cưới.
2. Thuần hóa cá mập
Năm 2016, bức ảnh một người đàn mặt đối mặt với một con cá mập được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Trong bức hình là một thợ lặn đang cố gắng thuần hóa một con cá mập bằng cách chạm vào mũi nó.
Bức ảnh được đăng tải lên trang Facebook Perth and WA Fishing Reports và dĩ nhiên, nhiều người đã bị lừa sau khi thấy bức ảnh.
Một vài độc giả rất nghiêm túc bình luận: "Anh ta thực sự rất giỏi ấy chứ" hay "Chỉ cần một việc làm sai lầm có thể dẫn tới mất mạng".
Tuy nhiên, những người khác nhìn phát biết ngay đây là ảnh giả. "Hoàn toàn là ảnh fake mà. Tại sao vùng nước xung quanh con cá mập lại không có sóng?
Tại sao con cá mập lại tiến tới từ trước mặt anh ta mà không phải từ đằng sau hoặc nhô lên từ biển sâu? Đây có lẽ là một con cá mập đã chết hoặc bị một cái tàu kéo lại".
Và chính xác, đây là một con cá mập đã chết.