Chuyện buồn sau màn "giải cứu" Xuân Trường tại Hàn Quốc

Trư Cương Liệt |

Nhiều người ví chuyện VFF đàm phán thành công để Incheon United "nhả" Xuân Trường về ĐT Việt Nam chẳng khác nào một màn "giải cứu".

Cái lí của người Hàn Quốc

Không phải ngẫu nhiên Incheon United tạo áp lực lên VFF trong việc gọi Xuân Trường về ĐTQG. Theo lịch của FIFA, từ nay đến cuối năm chỉ còn 2 đợt thi đấu giao hữu/vòng loại quốc tế nữa là từ 3-11/10 và 7-15/11.

Ngoài thời gian đó, CLB này có quyền giữ tiền vệ người Tuyên Quang vì K-League kéo dài đến tận cuối tháng 11 (nếu đá play-off có thể sang cả tháng 12). Trong trường hợp Incheon United làm chặt, Xuân Trường chỉ trở lại ĐTQG khi AFF Cup 2016 đã đi vào giai đoạn cuối.

Cuối cùng, 2 bên đã thống nhất được với nhau. Xuân Trường sẽ về tập trung cùng ĐT Việt Nam vào ngày 3/11 tới.

Có ý kiến cho rằng, Incheon United bình thường vốn còn không đưa Trường "híp" vào danh sách dự bị thì việc gì phải giữ khư khư, cứ để cho tiền vệ này thi đấu cho ĐTQG lấy thêm kinh nghiệm chẳng phải là tốt hơn sao.

Chuyện buồn sau màn giải cứu Xuân Trường tại Hàn Quốc - Ảnh 1.

Xuân Trường mới được ra sân 1 trận tại K-League.

Tuy nhiên, cần nhớ K-League về mức độ chuyên nghiệp xếp vào loại hàng đầu châu Á. Tất cả cầu thủ đều phải tuân thủ những quy định chặt chẽ từ tập luyện, thi đấu cho đến đóng quảng cáo. Chẳng đội bóng nào muốn người của mình rời đội cả tháng trời khi mùa giải chưa kết thúc.

Hơn nữa, Incheon United còn đang muốn giữ Xuân Trường thêm một năm. Họ chắc chắn không muốn tiền vệ 21 tuổi dính "virus FIFA" rồi phải "ngồi chơi xơi nước". Mà bản thân Xuân Trường đã từng có tiền sử chấn thương dài hạn.

Thái Lan, Malaysia có làm như Việt Nam?

Mặc dù Incheon United đã xuống nước, vẫn không ít người cảm thấy lo lắng việc Xuân Trường (và cả Tuấn Anh, Công Phượng) đi đi về về sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ĐT Việt Nam. Bởi trong thời gian các cầu thủ này vắng mặt, đội tuyển còn đi tập huấn Hàn Quốc và đá giao hữu.

Nhìn quanh khu vực Đông Nam Á, những quốc gia có đội bóng thuộc hàng "số má" đều không tập trung lâu như Việt Nam.

Ngày 29/9, Than Quảng Ninh lên ngôi vô địch Cúp quốc gia, khép lại mùa giải bóng đá nội cấp CLB. Từ đó đến cuối năm, ĐTQG tập trung và dồn toàn bộ sức lực cho AFF Cup.

Tại Thái Lan, Thai Premier League có tới 18 đội và vẫn thi đấu đều đặn đến tận 30/10 mới kết thúc. Bên cạnh đó, các CLB còn chơi cả ở FA Cup. Người Thái không dành thời gian quá lâu để chuẩn bị cho AFF Cup.

Chuyện buồn sau màn giải cứu Xuân Trường tại Hàn Quốc - Ảnh 2.

ĐT Thái Lan có cách tập trung và rèn luyện rất khoa học.

Các giải đấu tại Malaysia cũng không kết thúc sớm. Những trận đấu của Super League và Malaysia Cup diễn ra xen lẫn nhau tới 29/10. Sau đó, ĐTQG nước này mới tập trung trở lại. 29/10 cũng là ngày kết thúc mùa giải ở Singapore với trận CK Cúp quốc gia.

Nếu tập trung với thời gian vừa phải như các đội tuyển trong khu vực, VFF sẽ bớt đi kha khá nỗi khổ khi phải cố "giải cứu" những cái tên đang thi đấu tại nước ngoài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại