Sứ mệnh kìm hãm sự nóng lên toàn cầu: Giới khoa học tuân theo định luật nổi tiếng

Hoa Hướng Dương |

Để đạt được mục tiêu chung mà Hội nghị chống biến đổi khí hậu Paris (Pháp) đưa ra năm 2015, chúng ta cần tuân theo định luật Moore nổi tiếng.

Kể từ thế kỷ 19, nhiệt độ toàn cầu đã nóng lên 1 độ C. Đây thật sự là một dấu hiệu đáng lo ngại nếu như con người không có những hành động cần thiết và kịp thời để kìm chế sự ấm lên.

Năm 2015, nhiều quốc gia đã cùng nhau ngồi lại tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu Paris (Pháp) nhằm đạt được thỏa thuận quốc tế trong việc giữ nhiệt độ Trái Đất ấm lên dưới 2 độ C.

Đây là nỗ lực lớn nhất trong việc tìm ra giải pháp chống biến đổi khí hậu của các quốc gia trên thế giới.

Sau đây là lộ trình để đạt được mục tiêu lớn nhất: Giữ Trái Đất ấm lên không quá 2 độ C:

1. Định luật Moore trong việc cắt giảm khí thải CO2

Sứ mệnh kìm hãm sự nóng lên toàn cầu: Giới khoa học tuân theo định luật nổi tiếng - Ảnh 1.

Thế giới cần hành động ngay trước sự biến đổi khí hậu. Ảnh Internet.

Giống như định luật Moore trong vật lý, người ta cũng gọi "quy luật carbon" với cái tên như vậy, theo đó lượng khí thải CO2 từ quá trình sản xuất năng lượng và công nghiệp phải giảm đi một nửa mỗi thập kỷ.

Nghĩa là tới năm 2020, chúng ta phải cắt giảm một nửa lượng khí thải CO2 ra môi trường, tương tự cho năm 2030 và năm 2040...

Cụ thể, lộ trình cắt giảm khí thải CO2 theo định luật Moore sẽ diễn ra theo từng giai đoạn:

2017-2020: Tất cả các quốc gia và tổ chức lớn trong ngành công nghiệp phải có chiến lược khử CO2 cụ thể.

2020-2030: Nếu như từ năm 2017 tới 2020 mới chỉ là bước khởi đầu của lộ trình thì đây là giai đoạn khó khăn thật sự.

Những quốc gia sử dụng than đá cần phải sử dụng các nguồn năng lượng thay thế hoàn toàn, chúng ta cần thay thế các loại phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng sạch như điện.

Đây cũng là giai đoạn các quốc gia nỗ lực khử đi khí thải CO2 khỏi không khí, khởi đầu bằng việc trồng rừng và sử dụng công nghệ năng lượng sinh học (bioenergy) để lấy đi lượng khí CO2 dư thừa trong không khí.

Tới năm 2030, chúng ta cần bắt đầu khử đi 100 đến 500 megaton CO2 mỗi năm.

Sứ mệnh kìm hãm sự nóng lên toàn cầu: Giới khoa học tuân theo định luật nổi tiếng - Ảnh 2.

Với nỗ lực của các quốc gia, chúng ta có thể đạt được mục tiêu tới năm 2050. Ảnh stantec.com

2030-2040: Đây sẽ là năm của những tiến bộ kỹ thuật trong việc tạo ra nguồn năng lượng sạch, không carbon. Các quốc gia đi đầu như Đan Mạch và Thụy Điển sẽ sử dụng hoàn toàn các phương tiện chạy bằng điện hay năng lượng sinh học thay thế.

Chúng ta sẽ khử đi 1 đến 2 gigaton CO2 ra khỏi không khí mỗi năm.

2040-2050: Đây là giai đoạn cuối cùng của lộ trình, mặc dù không thể thay thế tuyệt đối khí gas tự nhiên nhưng chúng ta có thể kiểm soát khí thải trong mức độ cho phép.

Cuối năm 2050, chúng ta sẽ khử đi 5 gigaton CO2 mỗi năm khỏi khí quyển.

2. Giảm tới mức zero lượng khí thải từ đất liền

Lượng khí thải từ đất liền (trong hoạt động nông nghiệp và phá rừng) phải giảm xuống tới mức zero năm 2050.

Điều này phải được thực hiện dù cho dân số thế giới phát triển và chúng ta cần nhiều diện tích cũng như lương thực cho con người.

3. Phát triển công nghệ thu lấy CO2 từ khí quyển

Khoa học cần phát triển những công nghệ mới nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển và sử dụng công nghệ này một cách rộng rãi.

Mục tiêu đến năm 2050, chúng ta sẽ khử đi 5 gigaton CO2 mỗi năm từ khí quyển, tức gấp đôi khả năng hấp thụ của toàn bộ cây xanh trên thế giới và đất đá.

Sứ mệnh kìm hãm sự nóng lên toàn cầu: Giới khoa học tuân theo định luật nổi tiếng - Ảnh 3.

Quy luật Moore trong việc cắt giảm khí thải CO2. Ảnh Rockstrom et al, 2017.

Bên cạnh các biện pháp làm giảm việc phát thải khí CO2 vào môi trường, chúng ta cũng cần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch tự nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt... bằng các nguồn năng lượng tái tạo sạch như năng lượng Mặt Trời, gió, nước...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại