6 thập kỷ có lẻ đã qua, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đến nay vẫn là cơ quan vũ trụ dân sự đóng góp nhiều công sức nhất cho thành tựu khám phá vũ trụ của loài người.
Kể từ khi điều kiện khoa học công nghệ cho phép, những câu hỏi của con người liên quan đến không gian phần nào được giải đáp thông qua những phát kiến vũ trụ đầu tiên của người Liên Xô và Mỹ ở thế kỷ 20.
Tên lửa Saturn V - 'Xương sống' cho các chương trình không gian Mỹ. Ảnh: NASA
Không chỉ là cơ quan vũ trụ đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng, NASA còn kiến tạo rất nhiều thành tựu giúp ngành vũ trụ đạt được những bước tiến lớn trong hành trình giải mã câu hỏi lớn: "Loài người không cô đơn trong vũ trụ?" hay nói cách khác loài người vẫn mải miết đi tìm câu trả lời về người ngoài hành tinh, sự sống ngoài hành tinh và ngôi nhà thứ 2-thứ 3 của loài người ngoài vũ trụ.
Trước năm 1990, sự hiểu biết về không gian sâu của chúng ta chỉ mới xuất phát từ các kính viễn vọng trên mặt đất. Thế giới khi đó chưa có hệ thống kính viễn vọng ngoài không gian để thoát ra khỏi sự che phủ của bầu khí quyển Trái Đất, các đám mây, hơi nước... nhằm cung cấp những hình ảnh rõ nét nhất về thiên thể vũ trụ.
Ảnh: NASA
Bài toán này được giải quyết với sự ra đời của Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA. Cho tới nay, Hubble là kính viễn vọng không gian lớn và mạnh nhất từng được phóng trong lịch sử.
Được đặt theo tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Hubble (1889-1953), kính viễn vọng Hubble đã thực hiện hơn 1,5 triệu quan sát thiên văn và quan sát hơn 40.000 vật thể không gian khác nhau.
Vật thể nhân tạo đầu tiên trên thế giới có khả năng điều khiển vượt ra ngoài vành đai tiểu hành tinh là tàu thăm dò Pioneer 10 phóng năm 1972 của NASA, đã tạo ra một kỷ lục khi thực hiện bước nhảy vọt chưa từng thấy khi quan sát một hành tinh của Hệ Mặt Trời - Sao Mộc.
Ảnh: NASA
Năm 2011, NASA phóng tiếp tàu vũ trụ Juno để giải mã những bí mật xoay quanh 'người khổng lồ khí' của Thái Dương Hệ. Năm 2016, Juno cuối cùng cũng đến được sao Mộc, vì thế, tàu Juno đã thực hiện một quãng đường mà chưa tàu vũ trụ nào thực hiện được tính cho đến nay.
Được mệnh danh là 'thợ săn ngoại hành tinh' của NASA, Kính viễn vọng không gian Kepler được phóng vào năm 2009 với sứ mệnh đặc biệt tìm kiếm các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh) giống Trái Đất.
Ảnh: NASA
Hệ thống kính thiên văn trị giá 600 triệu USD này đã miệt mài tìm kiếm suốt 9 năm và phát hiện được tổng 2.682 ngoại hành tinh (chưa tính 2.900 ngoại hành tinh khác đang đợi giới thiên văn học xác nhận), đóng góp rất lớn vào hành trình tìm kiếm hành tinh giống Trái Đất, hành tinh có thể ở được, kiếm tìm câu hỏi về người ngoài hành tinh...
Tàu không gian này được đặt tên để vinh danh nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler (1571-1630). NASA tuyên bố chấm dứt hoạt động của kính thiên văn từ ngày 30/10/2018.
Với tham vọng đưa phi hành gia đổ bộ sao Hỏa, NASA đã phóng robot tự hành Curiosity để bước đầu thăm dò bề mặt Hành tinh Đỏ này vào năm 2012.
Curiosity là chiếc xe cỡ SUV, vận hành bằng năng lượng hạt nhân này tiêu tốn của NASA 2,5 triệu USD.
Ảnh: NASA
Ban đầu, mục tiêu của Curiosity là thực hiện các cuộc khảo sát về khí hậu và địa chất sao Hỏa, đánh giá xem khu vực mà nó hạ cánh (Aeolis Palus ở miệng núi lửa Gale) có môi trường thuận lợi cho cuộc sống của vi sinh vật hay không (gồm cả việc tìm nước tại đây).
Về sau, NASA tham vọng đưa phi hành gia đổ bộ sao Hỏa nên tiếp tục cho Curiosity di chuyển xa hơn nữa để phục vụ cho kế hoạch dài hơi của cơ quan này.
Không chỉ là thành tựu lớn nhất trong lịch sử NASA, sứ mệnh đưa người đổ bộ Mặt Trăng năm 1969 của phi hành đoàn Apollo 11 là chiến tích vĩ đại nhất mọi thời đại.
Một số ý kiến cho rằng, cuộc đổ bộ lịch sử năm đó chỉ là dàn dựng. Tuy nhiên, NASA không dừng Apollo 11 ở năm 1969, các năm về sau, cơ quan này tiếp đưa phi hành gia thực hiện liên tiếp các sứ mệnh Apollo khám phá Mặt Trăng khác. Kết quả, mang lại hàng chục kg mẫu đất Mặt Trăng có giá trị đối với các nhà khoa học.
Với thành tựu của Apollo 11, cho đến nay, chưa một quốc gia nào trên thế giới có thể lặp lại được sứ mệnh đưa người đổ bộ Mặt Trăng như Mỹ (xem chi tiết).
Hiện tại, NASA đang rất bận rộn với Chương trình Artemis (đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng, xây dựng tiền đồn tại đây), trước khi hiện thực hóa khát vọng đưa người lên sao Hỏa.
Nhà báo nổi tiếng Mỹ Walter Cronkite - người được công chúng Mỹ tôn vinh là "nhân vật đáng tin cậy nhất nước Mỹ" - nói rằng: "Dù 500 năm nữa có trôi qua, thì những người của thời tương lai đó vẫn công nhận cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng năm 1969 là chiến công hiển hách nhất mọi thời đại!"
Bài viết sử dụng nguồn: Mashable - Ảnh: NASA
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.