Sự đa dạng sinh học có thể mất đến 7 triệu năm mới phục hồi từ những lần tận diệt của con người

Ryankog |

Trong quá trình phát triển, con người đẩy nhiều loài động vật có vú đến bờ diệt vong và ảnh hưởng nặng nền đến sự đa dạng sinh thái.

Loài voi, bao gồm cả voi răng mấu và voi ma-mút - từng một thời rất phổ biến trên Địa Cầu, nhưng sự biến đổi khí hậu đã làm kích thước của chúng nhỏ lại để thích nghi tốt hơn và sự xuất hiện của loài người góp phần đưa chúng đến bờ tuyệt chủng. Ngày nay, các loài voi chỉ sinh sống chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á.

Voi không phải là loài duy nhất có số phận ảm đạm trong thế giới động vật có vú: Con người đã chứng tỏ mình từng là cỗ máy săn bắn và đưa nhiều loài vật đến tuyệt chủng.

Nghiên cứu mới nhất được Học viện Khoa học Quốc Gia (Mỹ) công bố vào thứ Hai vừa qua đã cho thấy nhiều thông tin về những gì xảy ra giữa con người và các loài động vật có vú trong thời kỳ cuối thế địa chất Canh Tân (Pleistocene), bắt đầu khoảng 130.000 năm về trước.

Trong khoảng thời gian đó, mà cụ thể hơn là vào thế Toàn Tân, là một thế địa chất bắt đầu khi kết thúc thế Pleistocen, vào khoảng 11.700 năm trước, con người đã thể hiện sự thống trị hoàn toàn với thế giới hoang dã. Chúng ta lột sạch mặt đất để canh tác và xây dựng thành phố, khiến cho nhiều loài động vật mất đi môi trường sống và ảnh hưởng đến mạng lưới thức ăn của chúng.

Sự đa dạng sinh học có thể mất đến 7 triệu năm mới phục hồi từ những lần tận diệt của con người - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới đã thẩm định những thay đổi đó cũng như thời gian để hồi phục bằng cách đánh giá chỉ số đa dạng sinh học, là các đặc điểm đa dạng sinh học có thể đo lường dùng để mô tả các khía cạnh định tính và định lượng của đa dạng sinh học, sức khỏe hệ sinh thái, dịch vụ và nguyên nhân của sự thay đổi.

Kết quả của nghiên cứu này không khỏi khiến ta phải suy nghĩ. Những loài động vật có vú mà con người đã khiến chúng chỉ còn trong sách vở trong 130.000 năm qua đại diện cho tổng cộng 2,5 tỉ năm lịch sử tiến hoá.

Khoảng 20% sự đa dạng sinh học đã biến mất trong vòng chỉ 1500 năm qua, và sẽ tăng lên nếu chúng ta cứ tiếp tục phá rừng huỷ đất và thải khí carbon làm ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

Sự đa dạng sinh học có thể mất đến 7 triệu năm mới phục hồi từ những lần tận diệt của con người - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu, nhà cổ sinh vật học Nick Pyenson đã dùng những dữ liệu hiện tại để dự đoán những gì sẽ diễn ra trong 100 năm sau nếu chúng ta nỗ lực để cứu môi trường.

Theo đó, chúng ta có thể bảo toàn được những loài động vật có vú hiện đang còn tồn tại, nhưng phải mất 5 đến 7 triệu năm để khôi phục sự đa dạng sinh học vì tiến hoá là quá trình gia tăng rất lâu dài và chậm chạp.

“Tôi thừa nhận đây là bản báo cáo đáng buồn”, trưởng nhóm nghiên cứu Matt Davis cho biết. “Tôi lo rằng chúng ta sẽ không bắt đầu sửa lỗi ngay bây giờ, thay vì thấy voi thì trên Trái Đất chỉ còn chuột mà thôi", Davis nói.

Sự tàn phá của con người có thể dẫn đến hậu quả là mọi loài động vật có vú to lớn sẽ biến mất và chỉ còn các loài động vật có vú nhỏ thống trị Trái Đất.

Sự đa dạng sinh học có thể mất đến 7 triệu năm mới phục hồi từ những lần tận diệt của con người - Ảnh 4.

Nhưng ngoài việc mất đi những động vật, chúng ta còn mất luôn cả mạng lưới sinh học đa dạng. Không có nhiều loài động vật, các hạt giống không thể phân tán qua chất thải của chúng, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và các động vật khác trong chuỗi thức ăn và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Trái Đất không tồn tại vì con người mà chúng ta chỉ đang sinh sống trên đó, có rất nhiều thứ giúp Trái Đất phát triển và con người hưởng lợi từ đó, nhưng chúng ta đang huỷ diệt những thức đó đi. Đó chính là thứ chúng ta cần quan tâm và thay đổi ngay từ bây giờ.

Tham khảo: Earther

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại