Su-33 Flanker-D đối diện với "mèo đực" F-14

Nguyễn Đông |

Có thể hay không việc máy bay chiến đấu F-14 Tomcat giành lại ưu thế trên không của Su-33 Flanker-D?

Mỗi quốc gia không những phải bảo đảm bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ của mình trên mặt đất mà còn ở trên không.

“Chiến binh bầu trời” của Nga chính là Su-33 Flanker-D. Đây là máy bay quân sự thế hệ thứ tư, được chế tạo tại nhà máy sản xuất “Sukhoi”.

Chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu này diễn ra vào tháng 5 năm 1985 và được giới thiệu năm 1994. Kể từ đó, Su-33 là máy bay chính trên tàu sân bay của Hải quân Nga.

Su-33 là một loại tiêm kích đánh chặn cực kỳ linh hoạt và nguy hiểm phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô Viết và sau này là Hải quân Nga.

Su-33 có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất trên biển. Và đặc biệt Su-33 có thể tiếp nhiên liệu trên không.

 Su-33 Flanker-D đối diện với mèo đực F-14 - Ảnh 1.

Su-33

Mỹ cũng có thể tự hào về sự xuất hiện của “những người bảo vệ”. Một trong những máy bay bảo vệ bầu trời của Mỹ chính là Grumman F-14 Tomcat.

Máy bay được cho là để thay thế các máy bay chiến đấu F-4. Ban đầu Hải quân Mỹ mua F-14 với nhiệm vụ đánh chặn tầm xa và các sứ mệnh chiếm ưu thế trên không.

Về cấu tạo

Su-33 được thiết kế để sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu (ski jump) thay vì máy phóng khi cất cánh từ tàu sân bay. Kiểu này cung cấp nhiều lợi thế: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công, cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn.

Đồng thời, với kiểu nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.

Grumman F-14 Tomcat là một loại máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe 2 động cơ, 2 chỗ ngồi. Cặp cánh của F-14 có thể mở góc từ 20 - 68 độ, đáp ứng các yêu cầu tốc độ di chuyển khác nhau.

Trong suốt thời gian phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ, nó thể hiện là một máy bay chiến đấu vượt trội trên không, dùng vào do thám, ném bom và chặn đánh trên không.

Xét về động cơ

Trên Su-33 được thiết kế hai động cơ phản lực, lực đẩy ở mỗi động cơ khoảng 12500 kgf, trọng lượng của mỗi động cơ 1.520 kg.

Ngoài ra chúng đã được tích hợp công nghệ tiết kiếm nhiên liệu và có khả năng hoạt động chỉ với 1 động cơ trong trường hợp khẩn cấp. Tiêm kích Su-33 có thể đạt tốc độ đến 2.300 km/h. Trần bay của chúng 17 km, tầm bay đạt 3.000 km.

Trên F-14 cũng được trang bị hai động cơ phản lực General Electric F110-GE-400 với lực đẩy đốt sau là 12,715 kgf. Tốc độ lớn nhất mà F-14 đạt được khoảng 2.485 km/h, trần bay 16.150 m, tầm bay 2.960 km.

Vũ khí, trang bị mang theo

Tiêm kích Su-33 được trang bị pháo GS-30-1 loại cỡ nòng 30 mm với 150 viên đạn. Trọng tải trong chiến đấu là 6.500 kg. 

Trên máy bay có 10 giá treo cứng vũ khí có thể đặt được các loại như : 10 tên lửa dẫn đường “không đối không”, 1 tên lửa dẫn đường “không đối đất”... 

Theo bản cải tiến, Su-33 có thể mang tên lửa không đối không R-77, tên lửa không đối đất dẫn đường bằng Kh-29, Kh-59N, KAB-500Kr và KAB-1500Kr; tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser Kh-29L, KAB-500L, KAB-1500L. Tên lửa Kh-31 chống SEAD (hệ thống phòng không của quân địch).

Đối với máy bay tiêm kích của Mỹ F-14 được đặt một súng M61A-1 Vulcan cỡ nòng 20 mm với 675 viên đạn. Mang theo khối lượng bom khoảng 5.900 kg. Loại tiêm kích này được trang bị 3 tên lửa loại “không đối không” và 11 quả bom có điều khiển.

Như vậy hiện cả hai máy bay chiến đấu này vẫn đang thống trị trên bầu trời, chúng sẽ bị mất vị trí khi các máy bay thế hệ mới hơn được kiểm duyệt xong trong thời gian tới.

Tốc độ máy bay của Mỹ nhanh hơn so với máy bay của Nga nhưng đổi lại Su-33 lại vượt qua F-14 (kể cả Boeing F/A-18A/F Super Hornet vừa được thay thế F-14) về trần và tầm bay tối đa.

Đối với vũ khí thì rõ ràng F-14 của Mỹ chưa đạt được khả năng mang đạn dược như của Su-33.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại