Stuckie - Chú chó săn xui xẻo vì mải mê đuổi con mồi để rồi hóa xác ướp mắc kẹt trong thân cây hơn nửa thế kỷ

Jin.Q |

Nhóm công nhân nhà máy gỗ vô cùng kinh ngạc khi đang tiến hành cắt một thân cây thì phát hiện ra một con chó săn đã hóa thành xác ướp mắc kẹt bên trong.

Năm 1980, những công nhân tại nhà máy gỗ Kraft Corp, Mỹ trong lúc cắt một thân cây dẻ sồi tại Georgia đã vô tình phát hiện ra một cảnh tượng đáng kinh ngạc.

Ngay chính giữa đoạn thân gần ngọn cây được cắt ra, người ta tìm thấy một con chó săn đã hóa thành xác ướp trong tình trạng khá nguyên vẹn. Con vật còn đang nhe răng nanh hung tợn như thể nó từng phải trải qua một trận chiến đấu để sinh tồn rất dữ dội.

Stuckie - Chú chó săn xui xẻo vì mải mê đuổi con mồi để rồi hóa xác ướp mắc kẹt trong thân cây hơn nửa thế kỷ - Ảnh 1.

Sau phát hiện thú vị này, công ty Kraf Corp. đã quyết định tặng đoạn thân cây chứa xác ướp của con chó săn cho viện bảo tàng Forest World để nghiên cứu. Năm 2002, sau một cuộc thi tổ chức đặt tên, con chó săn kém may mắn này chính thức được biết đến với tên gọi là Stuckie (Mắc Kẹt).

Stuckie - Chú chó săn xui xẻo vì mải mê đuổi con mồi để rồi hóa xác ướp mắc kẹt trong thân cây hơn nửa thế kỷ - Ảnh 2.

Theo sự phân tích của các nhà khoa học, Stuckie đã mắc kẹt trong thân cây trong khoảng 20 năm trước khi được đội công nhân phát hiện ra. 

Các chuyên gia cho rằng trong lúc mải mê đuổi theo con mồi, Stuckie đã hăng máu chui hẳn vào thân cây rỗng sâu đến hơn 8m. Sau đó, nó bị mắc kẹt luôn bên trong, tiến thêm cũng chẳng được, lùi ra cũng chẳng xong.

Dựa vào vị trí của hai chân trước con vật, các chuyên gia cho rằng con vật đã cố cào lên trên để tìm đường thoát thân nhưng nỗ lực của nó trở nên vô ích khi càng lên cao, hốc cây càng nhỏ lại.

Stuckie - Chú chó săn xui xẻo vì mải mê đuổi con mồi để rồi hóa xác ướp mắc kẹt trong thân cây hơn nửa thế kỷ - Ảnh 4.

Thông cáo báo chí tại viện bảo tàng cũng chia sẻ thêm nguyên nhân vì sao Stuckie lại hóa xác ướp chứ không bị thối rữa là bởi hiệu ứng ống khói bên trong thân cây giúp đưa mùi hôi của xác chết tỏa lên cao, vì vậy những con vật hay côn trùng ăn xác đã không phát hiện ra Stuckie.

Ngoài ra môi trường khô ráo bên trong thân cây rỗng cũng tạo điều kiện tuyệt vời để xác của Stuckie được “hong khô từ từ” và bảo quản một cách nguyên vẹn, trong khi đó axit tannic tiết ra từ cây sồi sẽ giúp làm cứng da của con vật.

Kể từ khi được đưa đến viện bảo tàng Forest World, Stuckie đã trở thành một mẫu vật có 1-0-2 thu hút rất nhiều người đến tham quan và chiêm ngưỡng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại