SpaceX đang khẳng định vị thế độc quyền, khiến các nhà khai thác vệ tinh và chính phủ phải ‘dựa dẫm’

Vũ Anh |

SpaceX hiện chiếm phần lớn thị phần nhờ một đội các tên lửa tái sử dụng được chứng minh có thể bay với tốc độ mà các đối thủ cùng ngành không thể sánh kịp.

SpaceX đang khẳng định vị thế độc quyền, khiến các nhà khai thác vệ tinh và chính phủ phải ‘dựa dẫm’ - Ảnh 1.

Các nhà khai thác vệ tinh và giới chức muốn tiếp cận không gian vũ trụ rộng lớn ngày càng phụ thuộc vào một công ty duy nhất: SpaceX của Elon Musk.

Theo WSJ, SpaceX hiện chiếm phần lớn thị phần nhờ một đội các tên lửa tái sử dụng được chứng minh có thể bay với tốc độ mà các đối thủ cùng ngành không thể sánh kịp. Chúng cung cấp 66% chuyến bay từ các điểm phóng của Mỹ vào năm 2022, theo dữ liệu phóng do Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn, tổng hợp.

“SpaceX đang ngày càng trở nên độc quyền”, John Holst, cựu sĩ quan điều hành không gian thuộc Lực lượng Không quân, cho biết.

Mới đây, Elon Musk khẳng định các công ty hàng không vũ trụ khác không đặt ra được các mục tiêu đủ lớn, trong khi sứ mệnh của SpaceX là tạo ra sự sống đa hành tinh. “Chỉ thành công một nửa thôi đã mang lại rất nhiều lợi ích rồi”, Musk nói.

Ưu điểm của SpaceX khiến nhiều công ty vệ tinh và cơ quan chính phủ đặt nhiều tham vọng. Một số công ty internet còn trả tiền cho SpaceX phóng thiết bị, từ đó đạt vị thế cạnh tranh với dịch vụ băng thông riêng biệt Starlink.

SpaceX hiện là công ty duy nhất có thể đưa các phi hành gia NASA đến và đi từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Vài năm trước, nó đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay vũ trụ an ninh quốc gia, qua đó chấm dứt thế độc quyền mà United Launch Alliance trước đây tạo ra.

Vị thế thống trị đồng nghĩa với việc SpaceX có một nguồn doanh thu đủ ổn định để hiện thực hóa các tham vọng, chẳng hạn như với Starship - tên lửa khổng lồ mới mà SpaceX đang phát triển.

Ngay cả khi Super Heavy - tên lửa đưa tàu Starship thế hệ mới của SpaceX lên vũ trụ - bất ngờ phát nổ chỉ vài phút sau khi được phóng thử nghiệm gần đây, sự kiện này vẫn đánh dấu cột mốc trong tham vọng của SpaceX về mục tiêu đưa con người trở lại Mặt Trăng, và xa hơn nữa là Sao Hỏa. Nó cũng đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh Artemis - chương trình tàu không gian có người lái mới khai trương của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

SpaceX đang khẳng định vị thế độc quyền, khiến các nhà khai thác vệ tinh và chính phủ phải ‘dựa dẫm’ - Ảnh 2.

SpaceX đang khẳng định vị thế độc quyền, khiến các nhà khai thác vệ tinh và chính phủ phải ‘dựa dẫm’

Theo thiết kế, hệ thống phóng Starship mạnh hơn gần gấp 2 lần so với hệ thống phóng vũ trụ (SLS) của NASA. Lần thử nghiệm này đã cho các kỹ sư SpaceX thêm kinh nghiệm để tiếp tục nghiên cứu và phát triển Starship trong tương lai.

Elon Musk thành lập SpaceX vào năm 2002, theo đuổi tham vọng một ngày nào đó có thể đưa con người lên sống tại các hành tinh khác. Công ty này sau đó gây chấn động toàn ngành bằng một loạt các thử nghiệm, đặc biệt là đội tên lửa có thể tái sử dụng.

Musk kỳ vọng biết Starship sẽ có thể thiết lập một thành phố tự cung tự cấp trên sao Hỏa, song dĩ nhiên, tham vọng này sẽ cần đến một triệu tấn nguyên vật liệu lấy từ Trái đất. “Đây là bước khởi đầu trong lịch sử 4,5 tỷ năm mà Trái đất có thể thực hiện được. Chúng ta cần nắm bắt cơ hội càng nhanh càng tốt. Thẳng thắn mà nói, ngày nay, sự khai hoá dường như hơi mong manh”, Elon Musk nói.

Theo trang tin Business Insider, 1.000 con tàu Starship có khả năng tái sử dụng trong 10 năm tới đang được SpaceX chế tạo. Nếu thực sự thành công, Starship sẽ trở thành hệ thống phóng tên lửa mạnh nhất từng được tạo ra. Với mỗi lần phóng, nó có thể mang theo 100 người lên quỹ đạo cùng một lúc.

“Bất cứ ai cũng có thể đi nếu họ muốn. Chúng tôi cũng hỗ trợ các khoản vay với những người không có tiền. Sẽ có rất nhiều việc phải làm trên sao Hỏa”, Musk chia sẻ trên Twitter.

Theo SpaceX, Starship là tên lửa mạnh và độc nhất từ ​​trước đến nay do có thể tái sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí bay vào quỹ đạo sẽ được cắt giảm đáng kể, cụ thể là tiết kiệm được khoảng 10 triệu USD cho mỗi 100 tấn nguyên vật liệu đưa vào vũ trụ. Musk cho rằng điều này là khả thi trong một vài năm tới.

SpaceX đang khẳng định vị thế độc quyền, khiến các nhà khai thác vệ tinh và chính phủ phải ‘dựa dẫm’ - Ảnh 3.

Các nhà khai thác vệ tinh và giới chức muốn tiếp cận không gian vũ trụ rộng lớn ngày càng phụ thuộc vào Elon Musk

Nhu cầu phóng vệ tinh đang tăng lên. Vị thế mạnh mẽ của SpaceX là điều Musk không thể không chú ý. Ông ước tính công ty của mình sẽ đóng góp khoảng 80% số lượng các lần phóng từ Trái đất lên quỹ đạo trong năm nay, với điều kiện là không được xảy ra sự cố. Theo Deutsche Bank, thị trường các vụ phóng tên lửa ước tính đạt doanh thu khoảng 8 tỷ USD vào năm 2022, sau đó dự kiến tăng lên 13 tỷ USD vào năm 2025.

Trong 6 tháng đầu năm, SpaceX đã xử lý 21 chuyến bay, chiếm 64% tổng số trên toàn thế giới.

Được biết, công ty truyền thông vệ tinh OneWeb đã sử dụng các dịch vụ từ tên lửa Falcon 9 của SpaceX sau khi mất quyền truy cập vào tên lửa Soyuz của Nga. Tuần trước, SpaceX cũng đã xử lý một chuyến bay cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu vốn được lên kế hoạch ban đầu cho một chiếc Soyuz.

Hiện tại, mức giá tiêu chuẩn cho một lần phóng Falcon 9 là 67 triệu USD. Công ty tính phí 97 triệu USD cho một lần phóng Falcon Heavy tối tân hơn. SpaceX đã tăng giá cho cả 2 dịch vụ vào năm ngoái.

Xét cho cùng, những gì SpaceX và Starship đã làm được trong quá khứ đều là những kỳ tích đáng nể, từ những nghi ngại chỉ 1% thành công đến công cuộc từng bước chinh phục những cột mốc lịch sử mới. Tháng 4/2021, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã lựa chọn công ty nhằm thực hiện dự án phát triển tàu đổ bộ để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng, sớm nhất vào năm 2024. Nếu thành công, đây sẽ là sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên kể từ năm 1972. Hợp đồng trị giá 2,9 tỷ USD, bao gồm cả tàu vũ trụ nguyên mẫu Starship đã đánh đòn giáng mạnh mẽ lên Blue Origin, công ty đối thủ do tỷ phú Jeff Bezos thành lập.

“Chúng tôi sẽ chế tạo rất nhiều tàu và tên lửa đẩy. Giấc mơ trên mặt trăng sẽ sớm được thực hiện thôi”, Elon Musk cho biết.

Theo: WSJ, BI

Xem thêm:

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại