Bạn đã bao giờ trở thành nô lệ của chứng sổ mũi, cảm lạnh, cảm cúm ?
Nếu có, bạn hãy nghe những lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Andrea Moss (New York). Bà đã chia sẻ 10 thực phẩm bạn nên ăn để tăng cường hệ miễn dịch, thôi bay bệnh tât trong mùa đông.
Tỏi
Người ta vẫn nói tỏi để lại mùi khó chịu, ảnh hưởng tới hơi thở sau khi ăn. Tuy nhiên, theo giáo sư Moss, chúng ta nên chú ý hơn tới quyền năng tăng cường hệ miễn dịch của tỏi.
Bà cho biết: “Chắc chắn tỏi có chất kháng kháng virus và tính chất kháng khuẩn tự nhiên”.
Tỏi chứa các hợp chất sulfuric, chẳng hạn như allicin – hoạt chất tạo ra các hiệu ứng tăng cường miễn dịch. Bà khuyến nghị rằng những người cảm thấy mệt mỏi nên ăn tỏi sống để đánh bay bệnh tật.
Giáo sư cũng khuyên bạn nên ăn tỏi khi cảm thấy khó chịu ở họng. Bạn hãy cắt tép tỏi thành 4-5 phần như một viên thuốc rồi nuốt.
Vì bạn khong hề nhai nên hơi thở của bạn sẽ không khó chịu như khi bạn nhai cả tép tỏi.
Sữa chua
Một phần sữa chua vào buổi sáng có thể giữ cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Sữa chua chứa các chế phẩm sinh học, cơ bản là những lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ đường ruột.
Theo các nhà dinh dưỡng học, gần 70-80% hệ thống miễn dịch của bạn cư trú trong ruột.
“Bạn cần có một hệ thống thật tốt, cân bằng đường ruột để có sức chiến đấu mạnh mẽ nhất. Ăn sữa chua có thể giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể.
Đó là vì chúng có tác dụng thúc đẩy trong hệ thống miễn dịch”, bà Moss cho biết.
Nước dùng từ xương
Súp gà là một trong những liều thuốc chữa cảm lạnh lâu đời nhất được ghi chép lại và giờ là nước dùng từ xương theo nhận định của giáo sư Moss.
Nước dùng giúp cơ thể giữ đủ nước, rất tốt khi bạn bị mất nước vào mùa đông khô lạnh hay bị bệnh theo mùa.
Món này giàu khoáng chất, từ magiê đển phốt pho, lưu huỳnh. Thêm vào đó, nó cũng chứa các axit amin như glycine, arginine và proline, có tác dụng chống viêm cho toàn cơ thể.
“Phần lớn, chúng ta không ăn xương. Vì thế, khi bạn hầm xương là lúc tiết ra nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng - những chất mà chúng ta có thể không ăn”, Moss cho biết.
Theo đó, bà khuyến nghị uống một chén nước dùng từ xương 3 lần/tuần để tăng cường hệ miễn dịch.
Rau bina
Theo Moss, chúng ta đều biết rau bina là một loại rau “quyền năng” nhưng ít khi nhắc tới công dụng đối với hệ miễn dịch. Rau bina giàu acid folic giúp tái tạo tế bào rất tốt nhờ hàm lượng vitamin C cao.
“Chúng ta thường cho rằng các loại cây họ cam quýt giàu vitamin C nhưng vitamin này trong rau bina còn cao hơn. Thêm vào đó, một chén rau bina nấu chin chứa nhiều kali hơn cả chuối”, Moss cho biết thêm.
Các nhà dinh dưỡng cũng cho biết rau bina là một trong những nguồn cung cấp kali và magiê tốt nhất – một chất hoạt động như chất điện phân giúp cơ thể đủ nước và cân đối năng lượng.
Vì thế, bạn nên đưa rau bina vào các bữa ăn, ít nhất 2-3 lần/tuần.
Bông cải xanh
Theo giáo sư Moss, bông cải xanh hoạt động như một chất chống và tăng cường miễn dịch hiệu quả. Bởi lẽ, nó là loài rau nhà cải, giúp thanh lọc cơ thể tự nhiên và ngăn bệnh tật.
“Chúng ta có thể bị ốm vì sự trì trệ của gan. Vì thế, ăn rau họ cải là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể tự nhiên”, Moss nói.
Hơn nữa, bông cải xanh có chứa các choline acid amin giúp các tế bào hoạt động tốt và niêm mạc ruột khỏe mạnh cùng hàm lượng canxi và vitamin K cao.
Bưởi
Khi cảm lạnh, nhiều người thường uống một ly nước cam. Thay vào đó, giáo sư Moss khuyên chúng ta hãy tiêu thụ bưởi – loại quả ít đường hơn.
“Bưởi giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và mức độ nghiêm trọng khi bị cảm. Loại quả này cũng giúp ngăn chặn tác hại của các gốc tự do, đồng nghĩa với việc giảm mức độ nghiêm trọng khi bị viêm nhiễm”.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bạn nên ăn với các giống bưởi màu đỏ hoặc màu hồng vì chúng có chứa các chất chống oxy hóa lycopene - giúp tăng chức năng của hệ thống miễn dịch.
Bột quế
Nhiều người trong chúng ta rắc quế vào tách cà phê hay bột yến mạch nhưng có ai nghĩ rằng quế có thể tăng cường sức khỏe?
Giáo sư Moss cho biết: “Quế là thực phẩm kháng virus, kháng khuẩn và nấm đáng kinh ngạc Vỏ quế chứa các loại dầu có lợi giúp cải thiện tiêu hóa.
Bên cạnh đó, quế cũng giúp tăng lưu thông trong cơ thể, rất tốt cho tay và chân vào mùa đông, thải độc và làm ấm thận".
“Dù bạn đang ốm hay khỏe mạnh, quế vẫn rất tốt vì nó giúp giảm lượng đường trong cơ thể. Do vậy, tôi cũng khuyến nghị các bệnh nhân tiểu đường củn tôi sử dụng loiaj thực phẩm này”, bà nói thêm.
Dưa hấu
Một trong những điều tuyệt nhât của mùa hè là ngồi ngoài trời và thưởng thức món dưa hấu man mát. Nhưng thực tế, bạn nên ăn dưa hấu quanh năm bởi loại quả này có công dụng tăng cường hệ miễn dịch.
“Dưa hấu chứa hàm lượng vitamin A, C và chất chống oxy hóa lycopene cao”, Moss nói. Loại quả này còn có tác dụng chống nhiễm trùng, viêm nhiễm và tác hại từ các gốc tự do.
Bạn cũng có thể dùng cà chua hoặc sốt cà chua như lựa chọn thay thế cho dưa hấu.
Hàu
Người ta vẫn biết tới hàu như một thức giúp tăng ham muốn . Ngoài công dụng đó, kẽm trong hàu còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
“Hàu rất giàu kẽm và đó là một trong những lý do tại sao hàu là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịnh đáng ngạc nhiên. Hầu hết chúng ta không có hàu mỗi ngày nhưng có thể lựa chọn hàu đóng hộp”, Moss nhận định.
Nấm
Nấm xuất hiện nhiều trong món rau trộn, mỳ Ý và pizza và nhiều món ăn khác. Tuy nhiên, điều mà không phải ai cũng biết là nấm cũng có thể giúp chống lại cảm lạnh.
“Nâm là một trong rất ít những thực phẩm chứa vitamin D, loại vitamin từ ánh nắng mặt trời mà chúng ta thường thiếu hụt vào mùa đông”, giáo sư Moss nói.
Hơn nữa, nấm là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời và có chứa các tác nhân miễn dịch có thể hỗ trợ diệt các loại virus và vi khuẩn.
Bà cho biết: “Con người và nấm thực sự khá giống các tác nhân gây bệnh - vi khuẩn và vi rút. Vì vậy, khi chúng ta ăn nấm, nấm phát triển kháng sinh tự nhiên riêng”.
Đó là lý do tại sao các loại thuốc ngày nay, bao gồm thuốc kháng sinh penicillin có thành phần chiết xuất từ nấm. Thêm vào đó, nấm cũng là thực phẩm chống ung thư vú . Do đó, giáo sư Moss khuến nghị ăn nấm hằng ngày.
(Nguồn: DailyMail)