Số phận sát nhân Nguyễn Ngọc Loan ra sao sau khi hành quyết chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn?

Tân Nguyên |

Sau khi làm cả thế giới phẫn nộ vì bắn vào đầu chiến sỹ Biệt động Sài Gòn Nguyễn Văn Lém, Nguyễn Ngọc Loan phải sống tiếp cuộc đời đầy bi thảm theo đúng luật nhân quả để trả giá cho tội ác man rợ mình gây ra.

Kỳ 1: Đi tìm tung tích chiến sỹ biệt động bị Nguyễn Ngọc Loan bắn giữa phố trong bức ảnh gây sốc thế giới

Kỳ 2: Bức ảnh gây sốc "Hành quyết tại Sài Gòn": Sát nhân Nguyễn Ngọc Loan nhắn gì cho vợ chiến sỹ biệt động bị bắn?

Sát nhân biện minh cho tội ác

Trong cuốn sách "Chiến tranh Việt Nam" (nguyên văn tiếng Anh: "The Vietnam War: A documentary reader") do tác giả Edward Miller biên soạn, ấn hành năm 2016, có đề cập khá chi tiết việc Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn.

Đoạn tư liệu mô tả cuộc hành quyết man rợ nguyên văn như sau:

1/2/1968 là ngày thứ 2 diễn ra chiến dịch Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn. Vào buổi sáng hôm ấy, nhiếp ảnh gia của Associated Press (AP) Eddie Adams tới quận Chợ Lớn để kiểm tra các báo cáo về vụ đụng độ giữa lính Việt Nam Cộng hòa và các chiến sỹ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Không lâu sau khi đến hiện trường, Adams thấy một nhóm lính Việt Nam Cộng hòa đang áp tải một tù binh người Việt bị còng tay dưới lòng đường. Adams bắt đầu chụp ảnh. Khi Adams đang chụp ảnh, một sỹ quan Việt Nam Cộng hòa xuất hiện, tiếp cận người tù binh và rút ra khẩu súng ngắn.

Adams khi đó không biết viên sỹ quan kia là ai và cho rằng ông ta chỉ muốn đe dọa người tù binh, điều mà phóng viên ảnh của AP chứng kiến rất nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, viên sỹ quan chĩa thẳng súng vào đầu người tù binh, nổ một phát đạn và giết anh ta ngay tại chỗ.

Số phận sát nhân Nguyễn Ngọc Loan ra sao sau khi hành quyết chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn? - Ảnh 1.

Bức ảnh nổi tiếng "Hành quyết tại Sài Gòn" (Saigon Execution) của tác giả Eddie Adams.

Rất tình cờ, Adams bấm nút chụp ảnh đúng lúc viên sỹ quan bóp cò. Bức ảnh cho thấy sự lạnh lùng của viên sỹ quan cũng như khuôn mặt nhăn nhó của người tù binh khi cái chết ập đến.

Khi người tù binh đổ rạp xuống đường, viên sỹ quan quay lại rồi nói bằng tiếng Anh với Adams: "Người này giết rất nhiều lính của chúng tôi cũng như nhiều người của các anh". Sau đó viên sỹ quan thản nhiên quay người bỏ đi.

Người nổ súng là Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Tổng Nha cảnh sát Việt Nam Cộng hòa. Người đàn ông bị giết là Nguyễn Văn Lém, người dân Sài Gòn và là chiến sỹ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau khi tấm ảnh gây choáng váng của Adams xuất hiện ở các tờ báo trên toàn thế giới, Nguyễn Ngọc Loan và những kẻ ủng hộ ông này cố gắng bào chữa cho vụ xử tử này, khẳng định Nguyễn Văn Lém là sát thủ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và hạ sát nhiều sỹ quan cảnh sát Việt Nam Cộng hòa cũng như gia đình họ.

Thế nhưng không một ai, kể cả tướng Loan, có thể đưa ra những bằng chứng cho thấy Nguyễn Văn Lém hạ sát một người nào cụ thể.

Thậm chí trong trường hợp chiến sỹ Nguyễn Văn Lém bị kết tội giết người, việc Nguyễn Ngọc Loan hạ sát lập tức người này rõ ràng là tội ác chiến tranh, theo khái niệm được định nghĩa trong luật pháp quốc tế.

Với hàng triệu người từng xem tấm ảnh này, tấm ảnh của Adams là không thể chối cãi được.

Số phận sát nhân Nguyễn Ngọc Loan ra sao sau khi hành quyết chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn? - Ảnh 2.

Nguyễn Ngọc Loan bị trực thăng Mỹ bắn nát chân gần chân cầu Phan Thanh Giản.

Bị trực thăng Mỹ bắn nát chân

Nguyễn Ngọc Loan sinh năm 1930 tại Thừa Thiên - Huế. Cha của Loan là ông Nguyễn Ngọc Lợi, kỹ sư công chánh, nguyên Trưởng khu Hỏa xa Huế.

Nguyễn Ngọc Loan từng gia nhập lực lượng xung kích Pháp – Việt, sau đó còn sang Pháp thụ huấn và tốt nghiệp một khóa kỹ sữ hàng không. Y cũng là phi công lái khu trục cơ đầu tiên của không lực Việt Nam Cộng hòa.

Trong trận chiến Mậu Thân 1968, Nguyễn Ngọc Loan là Chuẩn tướng, Tổng Giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, người trực tiếp cầm đầu lực lượng Cảnh sát tại đô thành Sài Gòn chống lại các đợt tấn công như vũ bão của quân ta.

Số phận sát nhân Nguyễn Ngọc Loan ra sao sau khi hành quyết chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn? - Ảnh 3.

Nguyễn Ngọc Loan bị bắn nát chân vào ngày 5/5/1968 đang chờ xe cứu thương đến.

Tuy nhiên, cũng trong sự kiện này, bức ảnh y dùng súng bắn thẳng vào đầu chiến sỹ Đại úy Biệt động Sài Gòn Nguyễn Văn Lém mà không cần xét hỏi đã tạo ra làn sóng phản chiến chưa từng có.

Cả thế giới phẫn nộ trước sự tàn nhẫn của y, một làn sóng phản chiến bùng nổ dữ dội buộc Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phải đau đầu xoay sở. Cuối cùng, Nguyễn Ngọc Loan thất sủng, y phải sống cuộc đời bi thảm cho đến lúc chết.

Theo một số tài liệu nước ngoài, tháng 5/1968, vào đợt 2 của chiến dịch Mậu Thân 1968, trên một số trang báo của Sài Gòn loan tin tướng Nguyễn Ngọc Loan bị thương ở chân.

Một số tài liệu khác cho rằng, chính người Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh trừ khử Loan. Người Mỹ vốn không ưa Loan vì Loan theo Nguyễn Cao Kỳ, lại muốn thay thế bằng phe cánh của Thiệu nên dựng nên màn kịch lạc đạn.

Ngoài ra, một số nguồn dư luận cũng thông tin, chính Cố vấn trưởng Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa Accompura vì mối thân tình với Loan nên từng đề nghị y không ra khỏi Dinh Độc Lập và không được tham gia bất cứ trận đánh nào có mục đích tiêu diệt các lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, Loan đã không nghe lời và vẫn điều binh khiển tướng tại Chợ Lớn. Lúc này, chiếc trực thăng vũ trang UH1B của Mỹ đảo một vòng trên bầu trời bộ chỉ huy của Loan, nã rocket và xả đại liên xuống rồi bay thẳng về phía Biên Hòa.

Sự cố này chỉ làm cho Nguyễn Ngọc Loan nát chân, nhưng 4 viên đại tá thân tín của y là Lê Ngọc Trụ, Đào Bá Phước, Phó Quốc Chụ và Nguyễn Văn Luận cùng với 2 trung tá Nguyễn Ngọc Xinh, Nguyễn Bảo Thụy chết ngay tại chỗ.

Từ lúc bị bắn nát chân, Nguyễn Ngọc Loan bị thất sủng, chính thức giã từ sự nghiệp nhà binh tại đây.

Liên tục bị từ chối chữa trị

Một số thông tin còn lan truyền, sau khi bị thương, Loan được đưa đến Tổng Y Viện Việt Nam Cộng hòa chữa trị. Tại đây, bác sĩ Trưởng khoa giải phẫu đề nghị cắt bàn chân trái vì động mạch đã bị đạn phá nát. Nếu để lâu, cả bàn chân sẽ bị hư thối nhưng Loan yêu cầu giữ lại bàn chân cho y.

Lúc này, bác sĩ cố vấn trưởng Tổng Y Viện đề nghị đưa Loan đến điều trị tại Bệnh viện Quân Y Mỹ tại Long Bình. Giám đốc Bệnh viện từ chối vì không có khả năng nối động mạch ở bắp chân cho Loan.

Thấy tình hình không khả quan, Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam) can thiệp với Hạm Đội 7 có tàu bệnh viện đón nhận Loan để chữa trị. Nhưng tàu bệnh viện của Hạm Đội 7 này cũng từ chối.

Lần nữa, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa yêu cầu Tòa Đại sứ Mỹ giúp đỡ đưa Nguyễn Ngọc Loan đến Bệnh viện Jama trên đất Nhật. Tuy nhiên, Tòa Đai sứ Mỹ cũng khước từ.

Không thể trông cậy vào Hoa Kỳ giúp đỡ, Nguyễn Cao Kỳ cuối cùng nhờ đến Tòa Đại sứ Úc cho Loan được đến điều trị ở Canberra.

Tuy nhiên, chính quyền Canberra viện cớ dư luận Úc đang sục sôi nổi giận vì bức ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn", không đồng ý chứa chấp một kẻ giết tù binh chiến tranh không vũ khí trong tay nên đã khước từ đề nghị của Nguyễn Cao Kỳ.

Số phận sát nhân Nguyễn Ngọc Loan ra sao sau khi hành quyết chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn? - Ảnh 4.

Nguyễn Ngọc Loan được binh sĩ dìu đi sau khi bị bắn vào chân. (Ảnh: AP)

Loan lại được chuyển sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington, DC., Hoa Kỳ. Nhưng các nghị sỹ phe phản chiến tại Quốc hội Hoa Kỳ vào lúc đó cũng phản đối nên y đành phải thất thểu trở lại Sài Gòn với đôi chân tật nguyền khập khiễng.

Cùng lúc này, nhân cơ hội Nguyễn Ngọc Loan trị thương, Nguyễn Văn Thiệu đã loại Loan ra khỏi các chức vụ để thay thế người của mình vào.

Về lại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Loan giải ngũ và sống bằng chế độ trợ cấp dành cho cấp tướng về hưu.

Những thước phim tài liệu chân dung người bị Nguyễn Ngọc Loan bắn

Sống nhọc nhằn tại Mỹ

Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, máy bay của Mỹ không đưa Loan và gia đình y đi cùng vì nghi ngờ y có ý định kìm chân hàng ngàn người Mỹ di tản để làm con tin, buộc Mỹ phải quay lại tham chiến.

Bị Mỹ bỏ rơi, nhưng cuối cùng nhờ những chiến hữu không quân ngày trước, vào trưa 29/4, Loan và gia đình đã leo lên được một vận tải cơ C-130 và tới Utapao (Mỹ). Ở đây, y cũng bị hàng ngàn người phản đối kịch liệt.

Năm 1976, hai dân biểu của đảng Dân chủ Mỹ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer đã thay mặt "người đàn ông bị Loan hạ sát trên đường phố" kiện Loan như một tội phạm chiến tranh và yêu cầu trục xuất Loan ra khỏi nước Mỹ.

Cơ quan Di trú và Nhập tịch Mỹ cũng đồng quan điểm, yêu cầu trục xuất Loan về Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin cho rằng vì Mỹ không muốn khơi lại vết nhơ họ từng can dự nên đích thân Tổng Thống Jimmy Carter đã phải can thiệp và quyết định cho phép Loan được ở lại định cư.

Số phận sát nhân Nguyễn Ngọc Loan ra sao sau khi hành quyết chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn? - Ảnh 6.

Bức ảnh hiếm hoi của Nguyễn Ngọc Loan tại Mỹ.

Gia đình Loan đến lập nghiệp ở thành phố Springfield, Tiểu bang Virginia (Mỹ) và mở một tiệm bán pizza mang tên Pháp là "Les Trois Continents".

Đến năm 1991, nhiều người dân địa phương phát hiện ra Loan là tên sát nhân bắn vào đầu tù binh bị trói trong bức ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn" nên họ phản đối Loan bằng cách đi vòng quanh khu đó và hò hét ầm ĩ. Thậm chí, có người còn vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường câu "We know who you are" (Chúng tao biết mày là ai).

Ngày 14/7/1998, Nguyễn Ngọc Loan chết vì bệnh ung thư vòm họng tại tại Burke, Tiểu bang Virginia (Mỹ), hưởng thọ 68 tuổi, để lại vợ, 5 người con và 9 cháu nội ngoại, kết thúc cuộc sống đầy tội ác man rợ và bi thảm của y.

Cách đây đúng 50 năm, ngày 1/2/1968, cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam diễn ra trên hầu hết lãnh thổ của Việt Nam Cộng hòa.

Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa lịch sử như mắt xích quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc Mỹ thừa nhận thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ và đưa quân về nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại