Tuy nhiên theo Nikkei mới đây số lượng các nhà cung cấp linh kiện từ Trung Quốc và Hồng Kông đã lần đầu vượt qua số lượng các nhà cung cấp từ Mỹ và Nhật Bản. Đây cũng là điều bất ngờ khi chiến tranh thương mại giữa 2 nước đang diễn ra.
Sự gia tăng nhanh chóng các công ty cung cấp từ Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của Apple cho thấy công nghệ của các nhà cung cấp này đã có sự tiến bộ lớn.
Apple vốn là hãng có yêu cầu cao trong các linh kiện, đòi hỏi các nhà sản xuất phải ở đẳng cấp thế giới mới có thể có mặt trong Macbook, đồng hồ Apple Watch cho đến tai nghe.
Trước đây các nhà phân tích từng dự đoán chiến tranh thương mại sẽ làm giảm số lượng các nhà cung cấp từ Trung Quốc nhưng mọi thứ lại đang diễn ra theo triều hướng ngược lại.
Các nhà cung cấp ở Trung Quốc, bao gồm cả những công ty có trụ sở ở Hồng Kông nhưng có nhà máy ở đại lục có 41 đơn vị. Trong khi các nhà cung cấp Mỹ giảm xuống chỉ còn 37 đơn vị. Đài Loan có 46 đơn vị và Nhật Bản có 38 nhà cung cấp. Tổng số của Apple có 200 nhà cung cấp.
200 nhà cung cấp này chiếm tới 98% chi phí mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất và lắp ráp của Apple trong năm tài chính vừa qua.
Báo cáo tài chính năm 2018 cũng cho thấy Apple không chị phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc mà họ cũng đang cố gắng mở rộng chuỗi cung ứng của mình tại Đông Nam Á và Ấn Độ. Đây là khu vực mà Apple đang thua kém đối thủ Samsung.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã không ngăn cản được việc Apple sản xuất iPhone tại nhà máy lớn nhất của mình ở Trung Quốc mà hoạt động lắp ráp còn được mở rộng.
Số lượng dây truyền lắp ráp năm 2018 đã tăng lên 380 dây truyền, tăng 7% so với năm 2017 và 14% so với năm 2012. Các dây truyền này do cả Trung Quốc và cả người nước ngoài điều hành.
Số lượng nhà cung cấp từ Trung Quốc cho Apple tăng dần qua các năm.
Chiu Shih-fang, nhà phân tích về chuỗi cung ứng smartphone tại Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan nhận xét: “Các công ty Trung Quốc tăng tốc nhanh hơn các đối thủ ở Đài Loan và Nhật Bản do họ đã học hỏi công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí họ còn muôn lại luôn cả bằng sáng chế và dây chuyền mà các nhà đầu tư nước ngoài đã xây dựng”.
Bên cạnh đó việc nhận đầu tư cũng giúp Trung Quốc đào tạo nhiều chuyên viên, kỹ sư và công nhân chất lượng cao giúp họ phát triển công nghệ nhanh chóng.
Không chỉ gia tăng việc sản xuất ở đại lục, các công ty Trung Quốc còn mở rộng việc lắp ráp, sản xuất linh kiện ra các khu vực khác.
Luxshare, một nhà cung cấp linh kiện cho Apple có nhiều bước tiến trong thời gian qua đã mở thêm một nhà máy tại Việt Nam. Các công ty khác cũng chọn Ấn Độ hoặc Đông Nam Á để mở rộng sản xuất.
Việc này trong ngắn hạn có thể giúp tránh các hạn chế của Mỹ vì chiến tranh thương mại.
Trung Quốc tăng mạnh không có nghĩa là Mỹ không tăng. Đáp lại lời kêu gọi đưa iPhone về sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Trump, số lượng cơ sở sản xuất linh kiện cho Apple tại Mỹ đã tăng thêm 14% trong năm ngoái.
Apple vẫn đang phụ thuộc nhiều vào công nghệ của các nhà cung cấp tại Mỹ như Intel, Qualcomm, Skyworks, 3M.
Còn từ phía Trung Quốc, việc các nhà cung cấp của họ phát triển cũng góp phần thúc đẩy các thương hiệu thiết bị trong nước. Ví dụ là Huawei, hãng này cũng trở thành nhà sản xuất điện t hoại thông minh thứ 3 thế giớ nhờ sử dụng các linh kiện đời mới được sản xuất bởi các nhà cung cấp cho Apple.
Theo Nikkei, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khả năng phát triển công nghệ của Trung Quốc. Theo nhà phân tích Kota Ezawa tại Citi Research, chiến tranh thương mại sẽ ngăn cản công ty Mỹ mua sắm linh kiện, phụ tùng từ Trung Quốc, kể cả khi các nhà cung cấp này có cải tiến được về công nghệ.
Từ phía các nhà cung cấp linh kiện Mỹ, mọi thứ trong tương lai gần vẫn chưa phải là sự đe doạ lớn. Phải mất nhiều thời gian để có thể chuyển nguồn cung cấp linh kiện cho smartphone từ khu vực này sang khu vực khác.