Tên lửa đạn đạo "Iskander"
Phạm vi hủy diệt mục tiêu của tổ hợp tên lửa Nga "Iskander-M" là 400 km.
"Nhờ đặc tính của nó, hệ thống này là hiện thân của mối nguy hiểm tử thần đối với các sân bay, các trạm ở hậu phương và những cơ sở hạ tầng cố định khác" - bài báo viết.
Su-27 và các biến thể
Kích thước, tầm xa,vận tốc và khả năng cơ động của gia đình máy bay Su-27 đã biến loại chiến đấu cơ này thành "nền tảng mang sự diệt vong tới cho đối phương" - Bài báo nhận định.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400
S-400 hiện hữu mấy loại tên lửa, mỗi loại trong số đó đều có chức năng triệt hạ các mục tiêu trên không ở những cự ly khác nhau. Phạm vi hủy diệt tối đa đạt tới 400 km.
Tàu ngầm lớp "Schuka-B"
Vào những năm 80-90 ở Liên Xô chế tạo tàu ngầm lớp "Schuka-B" và đó là những tàu ngầm cực kỳ bí mật khó nhận biết. Sau đó, các công trình sư Nga đã hoàn thiện thiết kế loại tàu ngầm này bằng một công nghệ bổ sung giảm nhẹ tiếng ồn nhiều hơn nữa.
Đặc nhiệm
"Đặc nhiệm không phải là một thứ "vũ khí" nhưng lại là một trong những phương tiện hiệu quả nhất trong kho tàng trang bị quân sự của Nga" - bài báo đánh giá.
Tàu ngầm lớp Virginia
Đối với thiết bị quân sự các nước NATO, đáng chú ý là các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia. Hoa Kỳ dự kiến mua 9 tàu trong vòng 5 năm tới. Ngoài ra, module tải trọng chiến đấu đa năng của Virginia sẽ được nâng cấp, tăng gấp 3 lần tiềm năng tấn công của tàu.
Chiến đấu cơ F-35 Joint Strike Fighter
Tiến độ sản xuất chiến đấu cơ F-35 Joint Strike của Lockheed Martin bị chậm vài năm, máy bay vấp phải vô số trục trặc kỹ thuật. Công việc chế tạo ngốn khoản tiền lớn hơn nhiều so với kế hoạch nhưng máy bay chiến đấu này có thể không bao giờ đạt được những tính năng tuyên bố ban đầu.
Tuy vậy, cùng với thời gian F-35 sẽ có cơ hội để trở thành "vũ khí đáng gờm" - bài báo cho biết.
Máy bay ném bom B-3
Nga đạt được khá nhiều thành công trong thiết kế sản xuất hệ thống phòng không, đặc biệt là các radar tần số thấp có thể theo dõi những máy bay khó phát hiện. Do đó Mỹ đang chế tạo máy bay ném bom tầm xa với khả năng "đe dọa các mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ Nga".
Xe tăng Leopard 2
Xe tăng Leopard 2A7 của Đức sẽ là chỗ dựa chính cho Bundeswehr và quân đội các nước NATO - NI nhận định. Xe tăng đã được hoàn thiện bằng pháo nòng dài L55 với các tính năng cải tiến để đối phó với xe tăng bọc thép hạng nặng của đối phương.
Trực thăng AH-64 Apache
Trực thăng tấn công AH-64 Apache của Boeing bắt đầu xuất hiện trong biên chế vũ trang các nước NATO từ năm 1986. Trực thăng có thể mang cùng lúc 16 tên lửa Hellfire chống tăng, đủ để tiêu diệt một đại đội xe tăng.