Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức "giấu" chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát

Bình Nguyên |

Trước nguy cơ bị tập kích bằng tên lửa của phiến quân và các "nước lạ" ngày càng lớn ở Syria, Nga lập tức "giấu" các máy bay của mình trong các bao cát ở căn cứ sân bay Khmeimim.

Nhập nhằng vụ máy bay chiến đấu Nga bị xé toạc bởi đạn cối ở Syria

Ngày 3/01/2018, nhật báo Kommersant và một số trang mạng xã hội loan tin căn cứ sân bay quân sự Khmeimim - đầu não của Không quân Nga ở Syria đã bị phiến quân tập kích bằng pháo cối gây hư hại cho 7 máy bay gồm 4 máy bay ném bom Su-24, 2 tiêm kích đa năng Su-35S và 1 máy bay vận tải An-72.

Đi kèm theo đó là một số bức ảnh máy bay Nga (trong đó có chiếc Su-24M2 số hiệu 29) bị hư hại khá nặng, phần cánh đuôi ngang bị xe nát và trên thân lỗ chỗ vết thủng được cho là gây ra bởi các mảnh văng của đạn pháo cối.

Tuy nhiên, gần như ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nga đã phản bác chính thức khi tuyên bố thông tin trên là sai sự thật: "Lực lượng không quân viễn chinh Nga ở Syria vẫn đang ở tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, tiếp tục thực hiện các vụ oanh kích mà không có bất cứ trở ngại nào".

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 1.

Chiếc máy bay ném bom Su-24 của KQ Nga có số hiệu 29 được cho là bị hư hại ở căn cứ Khmeimim.

Tiếp sau đó là các vụ UAV "lạ" mang đạn cối liên tục tìm cách tập kích vào căn cứ sân bay đặc biệt quan trọng này, nhưng rất may, nhờ sự cảnh giác cao độ của lực lượng phòng không Nga và series màn trình diễn xuất sắc của những tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 cùng các khí tài tác chiến điện tử, những đòn tấn công này đều bị vô hiệu quá triệt để.

Bên cạnh việc bắn hạ nhiều UAV tấn công, liên quân Nga - Syria đã "bắt sống" nhiều chiếc khác còn gần như nguyên vẹn mà chiến công được cho là bởi các tổ hợp tác chiến điện tử Nga đã gây nhiễu, khiến UAV bị mất điều khiển và tự rơi.

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 2.

Nga tóm sống một lượng lớn UAV có khả năng mang thả đạn cối ở Syria.

Nga "giấu" máy bay trong các bao cát

Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga không thừa nhận việc có bất cứ máy bay nào của mình bị phá hủy hay hư hại trong các đòn tập kích kể trên, nhưng đã có những động thái quyết liệt, mang tính đột phá về công tác phòng thủ, bảo vệ căn cứ đầu não Khmeimim.

Thứ nhất, tăng cường thêm nhiều vũ khí phòng không tới Syria. Trong thời gian gần đây, Nga liên tục tăng cường các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 và cận vệ của chúng là các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 sang bảo vệ các căn cứ không quân Khmeimim và căn cứ hải quân Tartus.

Chưa hết, gần đây nhất người ta còn thấy ở Khmeimim có sự xuất hiện của tổ hợp phòng không Tor-M2 tối tân và loan truyền tin đồn rằng các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 của đã có mặt ở Syria.

Việc phòng không Nga được tăng cường lực lượng ồ ạt là điều dễ hiểu, nhất là sau khi Mỹ-Anh-Pháp tấn công vào các vị trí của Syria bất chấp sự phản đối quyết liệt từ Nga.

Thứ hai, Nga "giấu" các máy bay chiến đấu của mình trong các công sự đắp bằng bao cát.

Trước đây, có thể thấy Không quân Nga khá chủ quan khi để mặc máy bay hiện đại phơi mình giữa sân bay Khmeimim mà không hề có bất sứ sự che chắn nào. Đã vậy, các máy bay còn xếp san sát cạnh nhau, nếu thực sự bị tập kích thì tổn thất có thể vô cùng lớn. Nhưng nay, mọi sự đã thay đổi, thay đổi triệt để.

Hầu hết các máy bay chiến đấu Nga ở Syria đều đã được bảo vệ trong các công sự được đắp bằng các bao cát chuyên dụng, ngăn cách giữa các máy bay với nhau.

Tất nhiên, cách giấu máy bay này là khôn ngoan, đáp ứng các yếu tố nhanh, rẻ, hiệu quả, an toàn để cho máy bay vẫn luôn sẵn sàng xuất kích, khác biệt hoàn toàn so với cách mà Iraq "đào sâu chôn chặt", giấu biệt máy bay của mình trong "những nấm mồ" ở sa mạc cát khi bị liên quân do Mỹ dẫn đầu tấn công.

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 3.

Iraq đào hố cát, chôn máy bay chiến đấu của mình, không cần xuất kích chiến đấu và sau này bị Mỹ tóm được khi "khai quật".

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 4.

Su-24 Nga được bảo vệ bởi công sự bằng cát, luôn sẵn sàng xuất kích.

Mỗi bức tường cát có chân đế - tầng 1 dày bằng 2 bao, ước lượng tương đương chiều rộng vào khoảng 2m, còn tầng 2 chỉ là 1 bao, tương đương rộng khoảng 1m. Chiều cao của các bức tường cát này vào khoảng gần 3m, đủ để ngăn chặn các mảnh văng của đạn pháo, cối hoặc tên lửa từ ô nọ sang ô kia, đảm bảo tương đối an toàn cho máy bay.

Một điểm thú vị nữa là các máy bay hiện đại, đắt tiền như Su-34 và Su-35S thì mỗi chiếc được giấu trong một công sự bằng bao cát, còn các máy bay Su-24M2 rẻ tiền hơn thì được xếp 2 chiếc trong cùng 1 công sự.

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 5.

Một xe khởi động điện APA-5D trên khung gầm xe vận tải quân sự Ural-4320 đảm bảo cho 2 chiếc Su-24M2 xuất kích cùng lúc.

Nhiều khả năng Su-24M2 là lực lượng cường kích chủ yếu, xuất trận liên tục nên Không quân Nga sắp xếp 2 chiếc cạnh nhau để đảm bảo kỹ thuật nhanh hơn, tận dụng tối đa công suất của khí tài đi kèm. Trong khi đó, Su-34 và Su-35 xuất kích ít hơn nên xếp riêng mỗi ô một chiếc.

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 6.

Mỗi chiếc máy bay cường kích đa năng Su-34 được xếp trong một công sự.

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 7.

Mỗi chiếc máy bay cường kích đa năng Su-34 hay Su-35S được xếp trong một công sự.

Sở dĩ Nga chọn bao cát làm công sự bảo vệ máy bay là vì có sẵn túi (bao) may sẵn chuyên dụng rất rẻ, chỉ việc đổ cát vào và xếp chồng lên nhau, rất nhanh chóng cả khi triển khai lẫn thu hồi, tái sử dụng. Còn nếu xây dựng bằng bê tông cốt thép thì vừa đắt đỏ, mất rất nhiều thời gian thi công lại vừa khó phá dỡ khi cần thiết, bất chấp khả năng chống chịu bom đạn tốt hơn.

Hơn nữa, nếu chỉ để chống mảnh văng của tên lửa, đạn pháo, cối thì dùng bao cát ưu việt hơn, vì chúng "hút" mảnh văng găm vào cát mà không lia thia đi tứ tung để gây hậu quả còn nặng nề hơn. Chưa kể, nếu công sự bằng bê tông thì khi có các vụ nổ thì bản thân các mảnh bê tông do vụ nổ tạo ra có thể trở thành "kẻ phá hoại" khi chúng dễ dàng xuyên thủng vỏ máy bay.

Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ là các tiêm kích Su-30SM vẫn xếp cạnh nhau trong một công sự bê tông loại lớn và ở một khu riêng ngay đầu đường băng cất cánh để sẵn sàng xuất kích lập tức theo yêu cầu bảo vệ các máy bay Nga tác chiến trên vùng trời Syria. Khu vực này cách xa các nhóm máy bay còn lại.

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 9.

Su-30SM sẵn sàng xuất kích.

Sợ bị tập kích ở Syria, Nga lập tức giấu chiến đấu cơ Su-34, Su-35 trong... các bao cát - Ảnh 10.

Sơ đồ bố trí các khu vực đậu máy bay của Không quân Nga ở săn cứ Khmeimim.

Nga duyệt binh ở Syria 2

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại