Cụ thể, bằng sáng chế này nêu chi tiết một thiết bị màn hình gập trong tương lai sẽ có thể được "sưởi" cục bộ ở phần màn hình uốn cong nhằm ngăn những thiệt hại mà việc gập gây ra cho phần màn hình đó. Về cơ bản, Apple nhận định các màn hình gập có nguy cơ bị hỏng khi chúng bị uốn cong ở những nhiệt độ nhất định.
Tất nhiên, theo như bằng sáng chế thì Apple có một giải pháp để ngăn thiết bị được gập lại nếu màn hình quá lạnh, bằng cách "sưởi ấm" phần bản lề trước khi cho phép gập.
Như mọi bằng sáng chế khác, điều này không có nghĩa Apple sẽ tung ra một thiết bị trông như vậy, hoặc được tích hợp công nghệ họ miêu tả trong bằng sáng chế. Nhưng ít nhất nó cũng cho thấy Táo khuyết có những ý tưởng khác biệt về công nghệ màn hình gập.
Concept smartphone màn hình gập của Apple
Tại sao bằng sáng chế của Apple lại thú vị? Chúng ta rất hiếm khi được nghe các hãng sản xuất điện thoại màn hình gập như Samsung và Huawei nói về nguy cơ bị hỏng của các màn hình uốn dẻo khi hoạt động ở nhiệt độ thấp. Thời điểm mà bằng sáng chế này xuất hiện - đúng một tuần trước khi hai thiết bị của các đối thủ được tung ra - quả là không thể tốt hơn đối với Apple.
Năm ngoái, một lãnh đạo Qualcomm đã nói rằng các linh kiện dùng để cấp nguồn cho các điểm ảnh "hiện vẫn chưa đủ linh hoạt" để chịu nhiều lần uốn cong. Điều đó có lẽ đã thay đổi, nhưng Galaxy Fold trên thực tế vẫn chưa trải qua quá trình sử dụng lâu dài và được đánh giá kỹ càng để có thể khẳng định điều đó.
Khi thiết bị của Samsung được chuyển đến các chuyên gia đánh giá sản phẩm và người tiêu dùng nói chung, chắc chắn chúng ta sẽ được chứng kiến những màn "tra tấn" bẻ cong màn hình thay cho những màn thử nghiệm thả rơi mà hiện nay các YouTuber nổi tiếng vẫn hay thực hiện - tức các chuyên gia đánh giá có thể sẽ tìm cách gập thiết bị cho đến khi chúng gãy thì thôi!
Samsung Galaxy Fold và Huawei Mate X
Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta đơn giản là không biết được độ bền của những thiết bị đó, và xét mức giá hơn 2.000 USD của cả Fold lẫn Mate X, độ bền cụ thể là một thông tin quan trọng mà hãng phải công khai với người tiêu dùng.
Nếu chúng bền ngang một...ấm trà bằng chocolate (chocolate teapot, một cụm từ để chỉ những vật mỏng manh dễ vỡ đến mức bị xem là vô dụng), thì người dùng smartphone sẽ phải đối mặt với một vấn đề mới bên cạnh vấn đề về những viên pin không thể tháo rời có vòng đời khoảng 1.000 lần sạc mà họ đang đau đầu hiện nay.
Bản chất tạm thời, dùng một lần cho biết của những tuyệt phẩm công nghệ đắt đỏ kia - dù có là màn hình gập hay không - là thứ mà ngành công nghiệp di động cần phải bắt đầu suy nghĩ thật kỹ. Apple có thể khơi nguồn cho thay đổi đó với màn hình có tuổi thọ cao hơn như trong bằng sáng chế của họ, nhưng có lẽ thời điểm đó còn cả một quãng đường dài nữa mới đến được!