QĐ Singapore: "Chiến binh 4G" đổ bể do những cái chết liên tục của tân binh "yếu đuối"?

Hoài Giang |

Công chúng Singapore bị chia rẽ sau những cái chết liên tục của tân binh, còn quân đội nước này đang đặt mục tiêu "Chiến binh 4G" thì phải nhượng bộ và từ bỏ?

Ngày 15/3, tờ The Pride của Singapore xuất bản bài viết có tựa đề: Yêu cầu tân binh hoàn thành cuộc hành quân 24km cho thấy một tư duy lỗi thời và nguy hiểm (Demanding our army recruits-complete the 24km march reveals an outdated and dangerous mindset) của nhà báo Noah Tan.

Để có một góc nhìn đa chiều về nhận định của chính người Singapore với khả năng quân sự của đảo quốc này, chúng tôi trân trọng gửi tới quý độc giả bản lược dịch bài viết.

Từ cái chết của binh sĩ/diễn viên Aloysius Pang tới việc rút ngắn hành quân của quân đội Singapore

Sự đau buồn và phẫn nộ của người Singapore về cái chết của binh sĩ/diễn viên Aloysius Pang vào tháng 1 trong cuộc huấn luyện "Chiến binh sấm sét" ở New Zealand (đây là trường hợp tử vong thứ 4 liên quan đến huấn luyện quân sự kể từ 9/2017) cho thấy họ đã bắt đầu thực sự quan tâm đến quân đội của họ.

Đó là lý do khi thấy những phản ứng tiêu cực của công chúng đối với thông báo gần đây của MINDEF (Bộ Quốc Phòng) về đợt huấn luyện tân binh mới nhất của Lực lượng Vũ trang Singapore (SAF).

Thông báo cho biết ngày 9/3 nhóm tân binh tốt nghiệp khóa Huấn luyện Quân sự Cơ bản (BMT) bằng việc hoàn thành một cuộc hành quân dài 12 km thay vì 24km như thông lệ.

QĐ Singapore: Chiến binh 4G đổ bể do những cái chết liên tục của tân binh yếu đuối? - Ảnh 2.

Nam diễn viên, Hạ sĩ Aactsius Pang qua đời ngày 23/1 do vết thương khi sửa chữa vũ khí trong cuộc huấn luyện tại New Zealand (Nguồn Facebook).

Trong một bài đăng trên trang Facebook của Quân đội Singapore, người ta đã giải thích rằng đợt tuyển dụng BMT này đã rút ngắn cuộc hành quân xuống còn 12km khi tân binh không thể hoàn thành khóa đào tạo cần thiết theo chương trình hiện có.

Tuy nhiên, lời giải thích đó là không đủ để xoa dịu dư luận, lập luận của họ dường như tập trung và việc giảm một nửa quãng đường hành quân sẽ chỉ khiến những người lính Singapore trở nên yếu đuối.

Một số người đã xúc phạm những người lính Singapore bằng các thuật ngữ như "thế hệ dâu tây", "vụng về" hay "người tuyết cài hoa hồng" để chê bai họ. Và đây chỉ là một số bình luận lịch sự nhất mà tôi có thể nêu ra.

Tất nhiên, cũng có những người đã tận dụng cơ hội này để tự hào về việc vượt qua Quân dịch một cách khó khăn hơn trong thời của họ.

Họ lập luận rằng nếu họ có thể vượt qua quãng đường hành quân dài 24 km mà không gặp bất kỳ rủi ro nào, thì thế hệ quân nhân sau này cũng có thể làm điều tương tự.

Vì vậy, có sai không khi MINDEF và SAF cho phép tân binh tốt nghiệp khóa BMT mà không hành quân quãng đường 24km?

QĐ Singapore: Chiến binh 4G đổ bể do những cái chết liên tục của tân binh yếu đuối? - Ảnh 3.

Aactsius Pang là tân binh thứ 4 của Lực lượng vũ trang Singapore qua đời trong quá trình huấn luyện từ 9/2017.

Quân đội Singapore "chịu thua" dư luận?

Rốt cuộc, việc hành quân với quãng đường dài như vậy sẽ gây nguy hiểm cho những người lính khi thực hiện một hoạt động đòi hỏi thể chất và tinh thần cao nếu không được đào tạo và làm quen với khí hậu.

Và rất có thể sẽ có thương vong, thậm chí có thể gây tử vong nếu quãng đường hành quân dài 24 km diễn ra theo kế hoạch. Chúng ta (người Singapore) có thực sự muốn mạo hiểm cuộc sống của con em mình trên một tuyến đường dài 24km không?

Một cuộc hành quân dài 24km là một bài kiểm tra sức chịu đựng, sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần của một con người, thì ở hiện tại không gì khác hơn là một hành động mang tính biểu tượng để đánh dấu sự tốt nghiệp của những người lính này thông qua BMT.

Nó không có liên quan gì đến loại hình quân nhân mà cuối cùng người lính Singapore sẽ trở thành. Điều quan trọng hơn là một người lính phải thành thạo các nghĩa vụ riêng biệt của họ được giao trong quân đội hơn là hoàn thành một cuộc hành quân dài 24 km.

Ngoài ra, rất nhiều người đã kêu gọi MINDEF và SAF cải thiện các tiêu chuẩn an toàn dành cho tân binh sau cái chết của Pang (điều mà MINDEF đã hứa) thì tại sao giờ đây công chúng Singapore lại quay lại chỉ trích quân đội khi họ đang làm điều đó?

QĐ Singapore: Chiến binh 4G đổ bể do những cái chết liên tục của tân binh yếu đuối? - Ảnh 4.

Một cuộc hành quân của quân đội Singapore (Nguồn MINDEF).

Tệ hơn nữa, không cần phải phân loại "mềm yếu" cho những người lính này chỉ vì họ không thực hiện toàn bộ cuộc hành quân dài 24km.

Những lời chế giễu như vậy chỉ có tác dụng duy trì định kiến mà binh lính của chúng ta (người Singapore) phải chịu đựng và khiến họ suy sụp trong quá trình thực thi quân dịch

Kiểu suy nghĩ lỗi thời này của công chúng có thể dẫn đến những tác động ngược lại khiến những người lính Singapore thể hiện "cái tôi cá nhân" quá mức trong quá trình huấn luyện và từ chối trợ giúp y tế vì sợ bị coi là yếu đuối trước các đồng ngũ.

Và chính suy nghĩ này đã khiến các chỉ huy đẩy binh lính của họ vượt qua các ranh giới an toàn nhằm nỗ lực để thể hiện quân đội Singapore là những người cứng rắn, điều này đôi khi có thể gây ra hậu quả tai hại.

Cuối cùng, dư luận Singapore hãy ngừng so sánh quân dịch trong quá khứ và hiện tại, bởi vì đơn giản là giữa hai thứ không còn điểm chung.

Chương trình "Chiến binh 4G" của Quân đội Singapore "đổ bể"?

Quân đội Singapore đã lên kế hoạch giảm số quân nhân thường trực vào khoảng 30% vào năm 2030.

Nhằm mục tiêu này, chiến lược của Singapore là đào tạo "Chiến binh 4G" của bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm: thể dục và dinh dưỡng, xây dựng khả năng phục hồi tinh thần, quản lý chấn thương và cải thiện hệ thống quân trang - quân dụng cho binh sĩ.

QĐ Singapore: Chiến binh 4G đổ bể do những cái chết liên tục của tân binh yếu đuối? - Ảnh 6.

Bộ quân trang của "Chiến binh 4G" (Phải) so với mẫu hiện tại (Trái) (Nguồn MINDEF).

Nhận xét về vấn đề này, tác giả Noah Tan có bình luận:

Chúng ta có nên vui mừng vì công nghệ hiện đại đã giúp binh lính Singapore thoải mái hơn không? Tại sao chúng ta nên thực tế khi nhận ra rằng họ không còn cần phải trải qua cái gọi là đào tạo và các bài huấn luyện thể chất đã lỗi thời?

Quân dịch không nên được xem như là một khu tập huấn thể dục thể thao, cũng không phải là một nghi lễ để biến các chàng trai của chúng ta thành những người đàn ông.

Bởi vì cuối cùng, toàn bộ quan điểm của quân dịch ở Singapore là chúng ta có một lực lượng quân sự có khả năng bảo vệ chủ quyền của Singapore, cũng như lực lượng cảnh sát và dân phòng để đảm bảo an toàn cho công dân của mình.

Vì vậy, hãy tự hào về những người lính Singapore. Hãy ủng hộ họ bằng mọi cách có thể. Và hãy cho thấy rằng chúng ta (người dân Singapore) thực sự quan tâm đến từng người trong số họ".

Tác giả Noah Tan hiện là trợ lý biên tập của SPGT (Nhóm quan hệ công chúng chiến lược) trực thuộc Công ty truyền thông Media Corp Singapore.

Noah Tan từng là trợ lý biên tập trực tuyến của Fox Sport Asia, ESPN Star, 938Live và là phóng viên cho tờ báo Today của Singapore.

Noah Tan tốt nghiệp khoa báo chí Trường ĐH Murdoch Australia và Quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Bách khoa Nanyang Singapore.

Hệ thống huấn luyện lính dù của Singapore nhằm đào tạo "Chiến binh 4G". Công nghệ mô phỏng có thể giúp giảm rủi ro cho binh sĩ Singapore trong huấn luyện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại