Siêu núi lửa thức giấc: "Bóng ma tận thế" ám ảnh toàn nhân loại

Trang Ly |

Siêu núi lửa Yellowstone là 1 trong 4 "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất của Trái Đất. Nếu chúng thức giấc, nhân loại sẽ bị "bóng ma tận thế" bao trùm trong tích tắc!

Lòng chảo Yellowstone (thuộc Vườn Quốc gia Yellowstone trải rộng trên 3 bang phía tây Wyoming, Montana và Idaho của Mỹ) là một siêu núi lửa lớn nhất trên lục địa Bắc Mỹ.

Vì từng nhả ra hơn 1.000 km3 vật liệu núi lửa (như dung nham, tro bụi nóng...) trong 3 lần phun trào trước đó, các nhà khoa học thuộc Cục Khảo sát Địa chất Mỹ khẳng định: Yellowstone đủ tiêu chuẩn để gọi là "Siêu núi lửa".

Ít ai có thể ngờ rằng, bên dưới mặt hồ trong xanh, yên ả này đang ẩn náu một "con quái vật" đầy hung dữ, chờ chực phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.


Hình ảnh tuyệt đẹp và yên bình ở bên trên của siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Internet.

Hình ảnh tuyệt đẹp và yên bình ở bên trên của siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Internet.


Đối ngược với lò magma nóng 2.500 độ F (tương đương 1.371 độ C) nấp bên dưới siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Nationalgeographic.

Đối ngược với lò magma nóng 2.500 độ F (tương đương 1.371 độ C) "nấp" bên dưới siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Nationalgeographic.

Lượng magma (mắc-ma) nóng khủng khiếp bên trong lòng Yellowstone có khả năng "xóa sổ" hoàn toàn nước Mỹ có diện tích 9.857.000 km² và đẩy nhân loại vào tình thế khốn cùng.

Yellowstone - "Quả bom hẹn giờ" của Trái Đất

Các nhà khoa học Mỹ cho biết, chu kỳ hoạt động của Yellowstone rơi vào khoảng 700.000 năm - 800.000 năm phun một lần. Ba lần phun trào tuân theo quy luật này là cách đây 2,1 triệu năm, 1,3 triệu năm và 640.000 năm.

Trong số đó, đợt phun trào cách đây 2,1 triệu năm trước mãnh liệt và gây sức tàn phá khủng khiếp hơn cả.

Ước tính, Yellowstone nhả ra 2.450 km³ magma trong đợt phun trào mạnh nhất này. Các vật liệu tro núi lửa đã hình thành nên hệ đá Huckleberry Ridge Tuff (thuộc Vườn Quốc gia Yellowstone địa phận bang Wyoming) và hõm chảo Island Park (thuộc địa phận bang Idaho).


Khối magma khổng lồ (màu vàng) nấp bên dưới siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh cắt từ video tựa đề Why the Yellowstone Supervolcano Could Be Huge của Smithsonian Channel (Mỹ).

Khối magma khổng lồ (màu vàng) "nấp" bên dưới siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh cắt từ video tựa đề "Why the Yellowstone Supervolcano Could Be Huge" của Smithsonian Channel (Mỹ).

Trong lần phun trào gần đây nhất (cách đây 640.000 năm) Yellowstone đã tạo ra đám mây bụi dày đặc khổng lồ, bao phủ toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều loài động vật tại Bắc Mỹ đã bị tuyệt chủng hoàn toàn sau vụ phun trào khủng khiếp này.

Theo tính toán, lần phun trào này gấp... 1.000 lần sức tàn phá của núi lửa St. Helens thức giấc năm 1980 tại bang Seattle, Mỹ.

Nếu tuân theo quy luật 700.000 năm đến 800.000 năm phun một lần thì chỉ 160.000 năm nữa thôi sẽ là lần "thức giấc" tiếp theo của siêu núi lửa Yellowstone.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, con số quy luật này có thể... bị rút ngắn. Vì thế, con người trên Trái Đất luôn phải nghĩ đến "kịch bản" đáng sợ nhất này trong nay mai.

Mức độ hủy diệt của Yellowstone nếu "thức giấc" lần thứ 4

Các nhà khoa học trên toàn cầu đang cảnh báo: Nhân loại chúng ta đang ở trong một "mùa" núi lửa mạnh mẽ nhất!

Một ngày, khi siêu núi lửa đột ngột tỉnh giấc, nó sẽ làm biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của loài người, đẩy Trái Đất đến bờ vực tuyệt chủng. Chưa bao giờ, nhân loại lại đang đứng trước nhiều "bóng ma tận thế" như hiện nay.

Nếu Yellowstone thực hiện quy luật phun lần thứ 4, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một thảm họa khủng khiếp chưa từng thấy! Nhân loại trên toàn cầu cũng không ngoại lệ!

Khi đó, 90.000 người sẽ chết ngay lập tức. Chưa đầy 60 giây sau khi nổ, hàng triệu tấn tro bụi nóng dày 3m sẽ bao trùm cả một vùng không gian rộng 1.609km.


Lớp trọ bụi nóng dày hàng mét sẽ bao trùm bầu khí quyển trong nhiều nằm gây nên hiện tượng Mùa đông núi lửa. Ảnh cắt từ bộ phim tài liệu Khi siêu núi lửa Yellostone thức giấc của Discovery Channel.

Lớp trọ bụi nóng dày hàng mét sẽ bao trùm bầu khí quyển trong nhiều nằm gây nên hiện tượng "Mùa đông núi lửa". Ảnh cắt từ bộ phim tài liệu "Khi siêu núi lửa Yellostone thức giấc" của Discovery Channel.

Các thành phố vùng Trung Tây nước Mỹ sẽ bị lớp bụi nóng dày khoảng 5cm bao phủ. Chưa hết, các thành phố ở xa vụ nổ như New York và California cũng sẽ chịu chung số phận với lớp bụi dày hơn 2cm.

Nông nghiệp ở vùng Trung Tây sẽ bị tàn phá bởi các đám mây tro bụi. Hệ thống giao thông hàng không của nhiều quốc gia bị ngưng trệ do lớp bụi dày và chứa đầy axit sulfuric gây hại.

Ước tính tổng thiệt hại về của cho toàn lục địa Bắc Mỹ (bao gồm Canada, Mỹ và Mexico) lên tới con số khủng khiếp: 3 nghìn tỷ USD.


Hình ảnh giả định siêu núi lửa Yellowstone phun trào. Ảnh cắt từ bộ phim tài liệu Khi siêu núi lửa Yellostone thức giấc của Discovery Channel (Mỹ).

Hình ảnh giả định siêu núi lửa Yellowstone phun trào. Ảnh cắt từ bộ phim tài liệu "Khi siêu núi lửa Yellostone thức giấc" của Discovery Channel (Mỹ).


Tro bụi nóng (màu xám) bao trùm hầu hết vùng Bắc Âu sau vụ núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland phun trào hồi tháng 4/2010. Ảnh: Wikimedia

Tro bụi nóng (màu xám) bao trùm hầu hết vùng Bắc Âu sau vụ núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland phun trào hồi tháng 4/2010. Ảnh: Wikimedia

Tro núi lửa và axit sulfuric sẽ hòa lẫn vào khí quyển Trái Đất khiến và tạo thành một "tấm mành" che lấp đi ánh sáng Mặt Trời gây nên hiện tượng "Mùa đông núi lửa" (khiến nhiệt độ toàn cầu bị giảm mạnh và gia tăng sự phản chiếu của bức xạ Mặt Trời).

Trong lịch sử từng chứng kiến hiện tượng "Mùa đông núi lửa này".

Bốn năm sau vụ nổ của núi lửa Krakatoa (1883), khu vực Thái Bình Dương và nhiều nơi trên thế giới phải hứng chịu những mùa đông cực kỳ khắc nghiệt, bão tuyết và tuyết rơi kỷ lục được ghi nhận nhiều nhất trong lịch sử.

Sau thảm họa thiên nhiên khủng khiếp này, hàng triệu người có thể chết vì đói kém, thời tiết, ngộ độc...

Bên trong siêu núi lửa Yellowstone

Động đất và sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo là hai trong những tác nhân khiến cho hàng triệu mét khối dung nham nóng khủng khiếp trong lòng Trái Đất có cơ hội được "lên bờ".

Chỉ tính riêng động đất, tại khu vực có hoạt động địa chất cực mạnh này (lòng chảo Yellowstone - ND) hàng năm vẫn xảy ra hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có ít nhất 6 trận có cường độ lớn hơn 6 độ Richter.


Mặt cắt cấu tạo bên trong của một núi lửa nói chung. Đồ họa: Wikipedia.

Mặt cắt cấu tạo bên trong của một núi lửa nói chung. Đồ họa: Wikipedia.

Chú thích đồ họa:

1. Magma chamber - Lò mácma; 2. Country rock - đất đá; 3. Conduit (pipe) - ống dẫn; 4. Base - chân núi; 5. Sill - mạch ngang;

6. Branch pipe - ống dẫn nhánh; 7. Layers of ash emitted by the volcano - lớp tro đọng lại từ trước; 8. Flank - sườn núi; 9. Layers of lava emitted by the volcano - lớp dung nham đọng lại từ trước;

10. Throat - họng núi lửa; 11. Parasitic cone - chóp "ký sinh"; 12. Lava flow - dòng dung nham; 13. Vent - lỗ thoát; 14. Crater - miệng núi lửa; 15. Ash cloud - mây bụi tro.

*Đồ họa và chú thích: Wikipedia

Để nghiên cứu, đo lường và dự báo tiến trình hoạt động cũng như những mối nguy hiểm tiềm tàng tại lòng chảo Yellowstone, tập hợp các nhà khoa học thuộc Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, Vườn Quốc gia Yellowstone và Đại học Utah đã lập ra Đài quan sát núi lửa Yellowstone (YVO).

Theo đó, nhằm hiểu rõ mức độ tàn phá và sự nguy hiểm của siêu núi lửa Yellowstone, các nhà địa chất học không chỉ nghiên cứu cấu tạo bên trong của những núi lửa thông thường mà còn tìm hiểu cụ thể trường hợp của Yellowstone.


Đồ họa 3D lò magma siêu lớn bên trên siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Nationalgeographic.

Đồ họa 3D lò magma siêu lớn bên trên siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Nationalgeographic.


Đồ họa thế giới ngầm của siêu núi lửa Yellowstone. Việt hóa: Mạnh Quân/Soha News.

Đồ họa "thế giới ngầm" của siêu núi lửa Yellowstone. Việt hóa: Mạnh Quân/Soha News.

Nghiên cứu cho thấy, lò magma bên trong Yellowstone dài 71 km, rộng 48 km và sâu 19,4 km.

Các nhà địa chất học cho rằng, một khi thức giấc áp lực của những hồ dung nham nóng chảy này có thể “đánh bay” lớp đá dày 10km; và sau đó, phun ra dòng nham thạch có dung tích tối đa từ 3.500 đến 7.000 km3.

Xem video: Đồ họa 3D chỉ lượng magma khổng lồ bên trong Yellowstone.

Đồ họa 3D chỉ lượng magma khổng lồ bên trong Yellowstone.

Sức phá hủy khủng khiếp của Yellowstone

Hãy cùng làm một phép tính nhỏ để thấy được sức tàn phá khủng khiếp nếu siêu núi lửa Yellowstone thức giấc trong tương lai:

Cách đây 2,1 triệu năm, trong đợt phun trào mãnh liệt nhất của Yellowstone, siêu núi lửa này đã "nhả ra" 2.450 km³ magma và tro bụi nóng.

Chỉ riêng con số hơn 1.000 km3 dung nham mà siêu núi lửa Yellowstone từng phun trong lịch sử đã gấp 50 lần số dung nham và bụi nóng mà đảo núi lửa Krakatau (thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia) phun trào năm 1883.

Ở mức độ của Krakatau, các nhà địa chất tính toán, vụ núi lửa Krakatau phun trào có sức công phá tương đương với 200 megaton thuốc nổ TNT, gấp 13.000 lần sức công phá của quả bom nguyên tử "Little Boy" mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima năm 1945.


Hình ảnh phục dựng vụ nổ của núi lửa Krakatau năm 1883. Nguồn: Internet.

Hình ảnh phục dựng vụ nổ của núi lửa Krakatau năm 1883. Nguồn: Internet.

Thảm họa tự nhiên tồi tệ bậc nhất trong lịch sử nhân loại này đã cướp đi sinh mệnh của ít nhất 36.000 người, phá hủy hoàn toàn 165 thành phố và thị trấn gần đó.

Âm thanh của vụ nổ trong bán kính 20km đạt tới mức độ khủng khiếp là 200 deciben (dB)! Với mức độ này, tai con người hoàn toàn bị điếc vĩnh viễn. Vì tầm nghe của chúng ta dao động từ 0 đến 125 dB.

Như vậy, nếu đem so sánh vụ phun trào của Krakatau (còn gọi là Krakatoa) với vụ phun trào cách đây 2,1 triệu năm thì con số trở nên quá... khập khiễng.

Bởi, chỉ với một phép tính nhỏ, chúng ta đã thấy, năng lượng của vụ phun trào mãnh liệt nhất của Yellowstone gấp... hơn 122 lần so với vụ nổ Krakatau.

Điều này có nghĩa là nó gấp 122 lần con số 200 megaton thuốc nổ TNT và gấp 1.586.000 sức công phá của quả "Little Boy"!

Thảm họa thiên nhiên kinh hoàng này, thật không may, lại hoàn toàn có cơ hội thách thức sự sống còn của nhân loại chúng ta.

Việc phát hiện thêm hố magma mới hình thành bên trong Yellostone hồi tháng 4/2015 khiến cho các nhà địa chất lo sợ lần phun tiếp theo của siêu núi lửa này là khoảng 80 năm nữa!

Theo thống kê, trên thế giới có 3 quốc gia có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất là Indonesia, Nhật Bản và Mỹ.

Trong số đó, có những siêu núi lửa lớn và có khả năng thức giấc, gây thảm họa cho hàng triệu người trên thế giới ngoài siêu núi lửa Yellowstone, như: Tamu Massif (trong lòng biển Thái Binh Dương), siêu núi lửa Taupo gần New Zealand và siêu núi lửa Toba (ở Indonesia).


Vị trí của 3 trong 4 siêu núi lửa trên Trái Đất: Ảnh: Techtimes.

Vị trí của 3 trong 4 siêu núi lửa trên Trái Đất: Ảnh: Techtimes.

Nhân loại sẽ ra sao nếu một trong 4 siêu núi lửa này "thức giấc" chỉ trong nay mai? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị trước những cảnh báo từ các nhà khoa học của con người!

*Nguồn tham khảo: 21stcenturywire, Sciencenews, Nationalgeographic, Livescience, Dailymail, Wikipedia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại